RM là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về Relationship Manager
Relationship Manager (RM) là một vị trí quan trọng rất được săn đón gần đây trong ngành tài chính ngân hàng. Với mức lương cao, công việc thú vị nên đây là vị trí được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy RM là gì? Công việc này làm gì mà có sức hút tới vậy? Cùng News.timviec khám phá với bài viết dưới đây nhé!
RM là gì?
RM (Relationship Manager) nghĩa là chuyên viên quản trị quan hệ làm việc trong các doanh nghiệp có quy mô lớn. Có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh với đối tác khách hàng, nhằm duy trì, hoạt động kinh doanh và thúc đẩy lợi nhuận, nâng cao thương hiệu.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt ở lĩnh vực tài chính ngân hàng thì việc duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng là rất quan trọng. Điều này giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh trước đối thủ và đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Nhân viên ngân hàng là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Relationship Manager làm việc tại đâu?
RM thường là vị trí được tuyển dụng bởi những doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô hoạt động lớn như:
- Ngân hàng
- Công ty chứng khoán
- Công ty bảo hiểm
- Tập đoàn tài chính
- Các công ty cung cấp giải pháp doanh nghiệp
- ….
Có thể thấy vị trí RM được tuyển dụng chủ yếu ở các ngân hàng và công ty tài chính. Đặc biệt là những công ty có tập khách hàng là những đối tượng có nguồn lực kinh tế lớn, có khả năng sử dụng dịch vụ nhiều lần và có mối quan hệ rộng. Tại các doanh nghiệp này RM có thể phát huy được hết vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc quản trị mối quan hệ với khách hàng, đối tác, giữa các cá nhân và doanh nghiệp.
Hầu hết dịch vụ ở các ngân hàng sẽ không có sự khác biệt quá lớn, do đó nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ là yếu tố giúp khách hàng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. RM sẽ là người giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ở các doanh nghiệp nhỏ thì RM thường được gộp chung vào công việc của nhâ viên kinh doanh và bộ phận chăm sóc khách hàng.
Tham khảo: TOP 5 Ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường Việt Nam
Phân loại lĩnh vực RM trong doanh nghiệp
Hiện nay, trong RM được chia thành 2 lĩnh vực chính:
Quan hệ khách hàng CRM
CRM làm việc trực tiếp với CEO, quản lý tài chính, kỹ thuật, bán hàng,…là những người có quyết định chủ chốt với việc bán hàng, với các nhiệm vụ chính:
- Trực tiếp đàm phán, làm việc cùng với khách hàng
- Đưa ra chiến lược, phương thức quản lý quan hệ với khách hàng
- Có trách nghiệm giúp khách hàng hài lòng với trải nghiệm về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp
Chuyên viên quan hệ kinh doanh (BRM )
BRM có những trách nhiệm công việc điển hình sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ của bộ phận quản lý
- Giám sát bộ phận kinh doanh như: Quản lý ngân sách, chi phí, liên lạc nội bộ, mua hàng,…
- Theo dõi dữ liệu và cách các bộ phận trong doanh nghiệp tương tác với đối tác, nhà cung cấp
- Giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác.
Công việc của RM trong doanh nghiệp là gì?
RM là một vị trí quan trọng không thể thiếu, vậy họ đảm nhiệm công việc gì?
- Thường xuyên cập nhật xu hướng để tìm kiếm cơ hội giúp doanh nghiệp tăng doanh thu
- Xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, đối tác,…
- Thấu hiểu những nhu cầu để có thể lên chi tiết kế hoạch chăm sóc khách hàng
- Dựa vào xu hướng để xây dựng chiến lược phát triển
- Tìm kiếm và gia tăng tạo dựng mối quan hệ mới
- Cập nhật các chính sách của đối thủ để có thể đưa ra hướng phát triển phù hợp với công ty.
- Phổ biến các chiến lược bán hàng với đội ngũ kinh doanh trong công ty
- Khéo léo xử lý các khiếu nại của khách hàng một cách kịp thời, thông minh. Tránh trường hợp gây mất thiện cảm với khách hàng, đồng thời xử lý các tình huống có thể trở thành khủng hoảng truyền thông trong tương lai.
- Luôn luôn học hỏi và trau dồi những kiến thức nghiệp vụ cơ bản của nghề. Thường xuyên cập nhập thông tin về đối thủ cạnh tranh để chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mức thu nhập trung bình của một relationship manager
Hiện nay, mức thu nhập của một RM phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng lực làm việc, mức hiệu quả công việc càng cao thì mức thu nhập cũng tăng lên tương xứng.
Thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. So với mặt bằng chung của thị trường lao động, mức thu nhập này được đánh giá là khá cao.
Ngoài mức lương cố định, RM còn được hưởng các khoản trợ cấp, lương thưởng và các đãi ngộ từ công ty.
Tố chất không thể thiếu của một RM
Kinh nghiệm học vấn
- Có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh hay bằng cấp của các lĩnh vực có liên quan
- Có kiến thức vững vàng về quản lý quan hệ khách hàng
- Có kinh nghiệm việc làm tại các vị trí tương đương
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Có khả năng tư duy chiến lược
- Có tư duy hướng đến khách hàng
Xem thêm: Relationship Manager là gì? Cơ hội việc làm của quản lý quan hệ ra sao?
Tính cách
- Cẩn thận, tỉ mỉ
- Lắng nghe, thấu hiểu
- Năng lượng và tích cực
Trên đây là tất tần tật những thông tin chia sẻ về RM là gì? của News.timviec để giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc này, nếu bạn đã có đủ chuyên môn cũng như kỹ năng cần thiết đừng ngần ngại theo đuổi đam mê của mình nhé. Chúc bạn thành công!