Quy định mới về tuyển dụng công chức, viên chức năm 2022 [UPDATE]
Những quy định mới nhất về các chính sách được áp dụng với công chức, viên chức trong năm 2022. Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp!
Quy định mới về tuyển dụng công chức
Chính phủ ban hành Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có hiệu lực từ ngày 1-1-/2020.
Theo đó, có một số nội dung đáng lưu ý như:
- Quy định mới về miễn thi ngoại ngữ, cụ thể miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Điều này có nghĩa nếu vị trí thi tuyển yêu cầu công chức trình độ chuyên môn là trung cấp thì người có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có trình độ từ trung cấp trở lên sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Trong khi đó, trước đây Khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định phải có “bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ” mới được miễn thi.
Điều này có nghĩa nếu vị trí thi tuyển yêu cầu công chức có trình độ chuyên môn là cao đẳng thì người có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam sẽ được miễn thi ngoại ngữ. Trong khi đó trước đây Khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định phải có “bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam” mới được miễn thi.
+ Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
- Bổ sung quy định về việc người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Xem thêm: Trợ cấp thôi việc sẽ không được nhận nếu NLĐ rơi vào trường hợp sau
Đối tượng được cộng điểm thi công chức
Tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 27-11-2020 có hiệu lực từ ngày 1-12-2020 với nhiều quy định mới về đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng công chức.
Theo đó, Điều 5 Nghị định này bổ sung thêm đối tượng được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 tuyển dụng công chức là: Quân nhân chuyên nghiệp phục viên (trước đây chỉ quy định là quân nhân chuyên nghiệp); Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị (bổ sung mới).
Đồng thời, hiện nay, chỉ có người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong được cộng 2,5 điểm vào kết quả vòng 2.
Trong khi trước đây, tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, đối tượng đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ cũng được cộng 2,5 điểm.
Như vậy, về việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, Nghị định 138 vừa bổ sung thêm đối tượng được cộng 5 điểm, bỏ đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2.
Xử phạt công chức kê khai tài sản không trung thực
Đây là một trong những hình thức xử lý đối với công chức có hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30-10-2020 có hiệu lực từ ngày 20-12-2020.
Cụ thể, theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
Trong đó, Điều 51 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định một trong những hình thức kỷ luật áp dụng trong trường hợp này là buộc thôi việc.
Cách xếp lương công chức một số ngành nghề
Cách xếp lương công chức ngành công nghệ thông tin
Đây là nội dung tại Thông tư 29/2020/TT-BTTTT về việc hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT) có hiệu lực từ ngày 12-12-2020.
- Trường hợp khi được tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 (bảng lương viên chức loại A1);
- Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 (bảng lương viên chức loại A1);
- Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34 (bảng lương viên chức loại A1);
- Trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quản trị viên hệ thống hạng IV (mã số V11.06.15), phát triển phần mềm hạng IV (mã số V11.08.22):
+ Khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 (bảng lương viên chức loại B);
+ Khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86 (bảng lương viên chức loại B).
Hệ số lương nêu trên được thực hiện theo Bảng 3 – Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004).
Xem thêm: Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc: Những vấn đề lao động cần lưu ý
Cách xếp lương công chức phát thanh viên
Thông tư 30/2020/TT-BTTTT hướng dẫn bổ nhiệm, xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim có hiệu lực từ ngày 12/12/2020. Theo đó, bổ nhiệm, xếp lương viên chức phát thanh viên (PTV) như sau:
– Bổ nhiệm vào chức danh PTV hạng I (mã số V11.10.27) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch PTV cao cấp (mã số 17.145).
(Áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có hệ số lương từ 5,75 đến 7,55 tại Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004) .
– Bổ nhiệm vào chức danh PTV hạng II (mã số V11.10.28) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch PTV chính (mã số 17.146).
(Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có hệ số lương từ 4,00 đến 6,38).
– Bổ nhiệm vào chức danh PTV hạng III (mã số V11.10.29) đối với viên chức có trình độ đại học hiện đang giữ ngạch PTV (mã số 17.147).
(Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98).
– Bổ nhiệm vào chức danh PTV hạng IV (mã số V11.10.30) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch PTV cao đẳng (mã số 17a.211) và PTV chưa đạt chuẩn (chưa đạt trình độ cao đẳng) (mã số 17c.214).
(Áp dụng hệ số lương viên chức loại B, có hệ số lương từ 1,86 đến 4,06)
Xem thêm: Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng
Viên chức là giảng viên đại học hạng III phải có bằng thạc sĩ trở lên
Đây là nội dung tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có hiệu lực từ ngày 12-12-2020.
Theo đó, quy định giảng viên hạng III các trường đại học công lập phải có tiêu chuẩn, trình độ như sau:
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy (Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy).
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) áp dụng đối với viên chức được tuyển dụng sau ngày ngày 12/12/2020 (Thông tư liên tịch 36/2014 quy định có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên).
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước.
+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;
+ Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Xem thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [UPDATE ]
Hy vọng rằng những thông tin trên của chúng tôi chia sẻ đã đem đến cho bạn đọc của News.timviec những kiến thức hữu ích nhất về các quy định, chính sách mới trong tuyển dụng công chức, viên chức.
Bảng lương cán bộ công chức, viên chức
Trong đó, sẽ gồm các bảng lương sau đây:
– Bảng 1: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
– Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Trong đó:
**Đối tượng áp dụng bảng 1 gồm:
1. Công chức loại A3:
– Nhóm 1 (A3.1):
– Nhóm 2 (A3.2):
2. Công chức loại A2:
– Nhóm 1 (A2.1):
– Nhóm 2 (A2.2):
3. Công chức loại A1:
4. Công chức loại Ao: Áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (công chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên công chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5. Công chức loại B:
6. Công chức loại C:
– Nhóm 1 (C1)
– Nhóm 2 (C2):
– Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp
**Đối tượng áp dụng bảng 2 gồm:
1. Viên chức loại A3:
– Nhóm 1 (A3.1):
– Nhóm 2 (A3.2):
2. Viên chức loại A2:
– Nhóm 1 (A2.1):
– Nhóm 2 (A2.2):
3.Viên chức loại A1:
4. Viên chức loại Ao:
Các chức danh nghề nghiệp viên chức sự nghiệp khác yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (viên chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng lên viên chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5. Viên chức loại B:
6. Viên chức loại C:
– Nhóm 1 (C1):
– Nhóm 2 (C2): chức danh nhân viên nhà xác
– Nhóm 3 (C3): chức danh Y công.
Đối tượng đặc cách xét tuyển công chức năm 2022
Ngoài viên chức, công chức cũng được tuyển dụng ngoài hai hình thức thi tuyển và xét tuyển. Dưới đây là đối tượng, thủ tục xét tuyển đặc cách công chức theo quy định mới nhất.
Đối tượng được tiếp nhận
Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, căn cứ yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức với các đối tượng sau đây:
– Có đủ 5 năm công tác trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển:
Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ, công chức cấp xã; Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức.
Lưu ý, thời gian 5 năm công tác không kể thời gian tập sự, thử việc. Nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian trước đó làm ở vị trí việc làm thuộc các trường hợp nêu trên.
– Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và có đủ 5 năm công tác trở lên không kể tập sự, thử việc phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc tương đương:
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty; Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị; Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên.
Lưu ý, các đối tượng này làm việc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
– Điều động, luân chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ với người từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được điều động, luân chuyển giữ vị trí công tác không phải cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Lưu ý, trường hợp này không yêu cầu phải đủ 5 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến và khi tiếp nhận vào công chức thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Như vậy, có 3 trường hợp được xét tuyển đặc cách vào công chức mà không qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Đáng chú ý, ngoài các tiêu chuẩn trên, người được tiếp nhận vào công chức còn phải đáp ứng các điều kiện chung sau:
– Đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức: Có 1 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị…
– Không trong thời hạn xử lý kỷ luật và không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Thủ tục xem xét đặc các
Đặc biệt, người được xem xét tiếp nhận không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong 2 trường hợp quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
– Được miễn thi ngoại ngữ hoặc tin học.
Bước 3: Tiếp nhận vào công chức
Để bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý
Không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch trong trường hợp này nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận đã nêu ở trên. Khi đó, việc tiếp nhận thực hiện như sau:
– Cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm: Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;
– Cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm: Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.
Để bổ nhiệm vào công chức không phải lãnh đạo, quản lý
Ngoài trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và có đủ 5 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận, được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm thì các trường hợp khác đều phải thành lập Hội đồng kiểm tra.
Hội đồng này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
– Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
– Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận:
Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển. Hình thức là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Việc chọn hình thức nào do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.
– Báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.
Để được tiếp nhận vào làm công chức, người được tiếp nhận phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 1: Xem xét điều kiện, tiêu chuẩn
Bởi việc xem xét tiếp nhận đặc cách vào công chức không áp dụng với mọi trường hợp nên trước hết, người được xem xét tiếp nhận phải kiểm tra bản thân có đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên, căn cứ khoản 3, Điều 18 Nghị định 138/2020, người được xem xét vào công chức phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau đây:
– Sơ yếu lý lịch công chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác).
– Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (bản sao).
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác, có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Tổng Hợp