Quy định nghỉ phép mới cho nhân viên kể từ 2021 [UPDATE]

Quy định nghỉ phép hàng năm dành cho nhân viên sẽ có những điểm mới từ năm 2021 dựa theo quy định của bộ luật lao động 2019. 

Nghỉ lễ, Tết năm 2021

Có những ngày nghỉ hưởng nguyên lương:

  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);
  • Quốc khánh: 2 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau) (hiện hành chỉ được nghỉ 1 ngày);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày; ngày nghỉ cụ thể sẽ do Thủ tướng quyết định thay vì người sử dụng lao động như quy định hiện hành;
  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

Với lao động là người nước ngoài, họ được nghỉ những ngày trên cộng thêm 01 ngày Quốc khánh nước họ và 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Những quy định nghỉ phép năm

Đối với các quy định về nghỉ phép năm theo luật lao động mới về cơ bản vẫn sẽ thực hiện theo đúng tinh thần của luật lao động có hiệu lực từ 2012. Trong đó.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 113 BLLĐ 2019, người lao động (NLĐ) làm đủ từ 12 tháng cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được nghỉ hằng năm như sau:

  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

Đồng thời, Điều 114 Bộ luật này còn quy định nếu lao động làm việc đủ 5 năm  thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ sẽ được tương ứng tăng thêm 1 ngày/năm.

Đối với NLĐ chưa làm việc đủ 12 tháng, quy định về thời gian nghỉ phép năm tuy có thay đổi về câu chữ diễn đạt so với BLLĐ năm 2012 nhưng cơ bản không có gì thay đổi về việc xác định ngày nghỉ hằng năm.

Quy định nghỉ phép mới cho nhân viên kể từ 2021 [UPDATE] - Ảnh 1
Những quy định nghỉ phép năm

Những người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng tại doanh nghiệp thì  theo quy định tại khoản 2, Điều 113 BLLĐ 2019 có số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc (pháp luật hiện hành quy định là “tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc”). Như vậy, NLĐ làm việc được bao nhiêu tháng sẽ có tương ứng bấy nhiêu ngày nghỉ phép năm.

Bên cạnh đó, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần theo hợp đồng lao động.

Kế thừa những quy định tại luật lao động năm 2012. Theo  khoản 6, Điều 113 BLLĐ 2019 cũng quy định khi nghỉ hàng năm, nếu NLĐ có số ngày đi đường (bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy) cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp từ 1/1/2021

Nghỉ việc riêng không được trả lương

Theo quy định tại khoản 1, Điều 113 BLLĐ năm 2019, khi nghỉ hằng năm, NLĐ sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, khi nghỉ phép năm mà chưa đến kì trả lương, NLĐ được tạm ứng tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (theo quy định khoản 5, Điều 113 BLLĐ 2019).

Trong trường hợp là động thôi việc, mất việc làm mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm hoặc chưa đến hạn nghỉ hàng năm thì người lao động sẽ được thanh toán lương cho những ngày chưa nghỉ.

Quy định nghỉ phép mới cho nhân viên kể từ 2021 [UPDATE] - Ảnh 2
Nghỉ việc riêng không được trả lương

Và theo quy định mới, các lao động sẽ không được nhận tiền tàu xe, tiền lương cơ bản cho những ngày đi đường khi nghỉ phép theo quy định tại bộ luật lao động năm 2012.

Đối với nghỉ việc riêng, Điều 115 BLLĐ 2019 quy định trong các trường hợp sau đây thì NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương: Con kết hôn; Con đẻ, con nuôi kết hôn; Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết.

Ngoài các trường hợp trên, NLĐ khi nghỉ việc riêng sẽ không được hưởng lương.

Xem thêm: Thời gian thử việc sẽ không được áp dụng với hợp đồng dưới 1 tháng

Các trường hợp nghỉ việc riêng

BLLĐ năm 2019 đã quy định các trường hợp NLĐ được nghỉ việc riêng tại Điều 115 Bộ luật này, bao gồm:

  • Con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày.
  • Con đẻ kết hôn: Nghỉ 1 ngày.
  • Con nuôi chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Con đẻ chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Vợ/chồng của NLĐ chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Mẹ nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 3 ngày.
  • Cha nuôi của vợ/chồng chết (quy định mới): Nghỉ 3 ngày.
  • Mẹ đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Cha đẻ của vợ/chồng chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Mẹ nuôi chết  (quy định mới): Nghỉ 3 ngày.
  • Cha nuôi chết (quy định mới): Nghỉ 3 ngày.
  • Mẹ đẻ chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Cha đẻ chết: Nghỉ 3 ngày.
  • Bản thân người lao động kết hôn: Nghỉ 3 ngày.

Với những trường hợp này, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ về việc nghỉ không lương. Nếu so sánh với các quy định tại BLLĐ năm 2012, luật mới đã thêm một số trường hợp nghỉ phép riêng dành cho NLĐ: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.

Có thể thấy, quy định nghỉ phép cho nhân viên theo tinh thần của luật lao động 2019 về cơ bản không có gì thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, các lao động cũng nên chú ý những điểm mới được cập nhật trong bộ luật này.

Quy định về nghỉ phép trong Nghị định 145

Bên cạnh lương, chế độ nghỉ phép năm cũng là một trong những vấn đề mà người lao động đặc biệt quan tâm. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019. Theo đó, chế độ nghỉ phép năm từ 2021 sẽ có một số thay đổi.

Thay đổi thời gian làm việc tính hưởng phép năm 2021

So với Điều 6 Nghị 43/2015/NĐ-CP, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm tại Nghị định 145 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, Điều 65 Nghị định này đã liệt kê cụ thể 10 khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để hưởng phép năm như sau:

– Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động;

– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;

– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương;

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm;

– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;

– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;

– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc (trước đó quy định là thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn);

– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động (trước đó quy định là thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc);

Đồng thời, quy định mới đã bỏ nội dung về thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội. Theo đó, thời gian bị tạm giữ, tạm giam từ năm 2021 sẽ không được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phép năm.

Sự thay đổi này sẽ phần nào ảnh hưởng đến số ngày nghỉ hằng cũng như thời gian tính thâm niên để hưởng phép năm của người lao động. Vì vậy, người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Cách tính ngày nghỉ phép trong năm trong các trường hợp đặc biệt

Cách tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động chưa làm đủ 12 tháng và người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Điều 66 Nghị định 145/2020.

Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau:

Số ngày nghỉ = (số ngày nghỉ hàng năm) : 12 x (số tháng làm việc thực tế)

Cách tính ngày nghỉ phép trong các trường hợp đặc biệt:

Số ngày nghỉ = (số ngày nghỉ hàng năm) : 12 x (số tháng làm việc thực tế)

Trong đó:

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019, cụ thể:

+ 12 ngày làm việc: Công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc: Lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

– Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.

Với người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, toàn bộ thời gian làm việc được tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Cách tính lương cho ngày chưa nghỉ phép

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019, người lao động chỉ được thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm mà chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm. Đồng thời, tại Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ trả lương trong trường hợp này cũng có sự thay đổi.

Thay vì trả lương theo mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng trước liền kề trước khi thôi việc, bị mất việc làm (với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng) hoặc bình quân bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc (nếu làm việc chưa đủ 06 tháng).

Từ năm 2021, tiền lương làm căn cứ trả những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Quy định mới về thanh toán ngày phép nếu không nghỉ hết

Nhiều chính sách mới liên quan đến người lao động sẽ được áp dụng từ ngày 01/01/2021 theo Bộ luật Lao động 2019. Trong đó có quy định liên quan đến nghỉ phép năm của người lao động.

Năm cuối thanh toán tiền nếu không nghỉ hết phép – 2020

Ngày 31/12/2020 là ngày cuối cùng áp dụng Bộ luật Lao động 2012. Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật này quy định:

“Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.”

Như vậy, theo tinh thần của Bộ luật cũ, người lao động vì các lý do khác chưa nghỉ hết phép năm thì được thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 – áp dụng Bộ luật Lao động 2019 thì quy định nêu trên đã không còn nữa.

Từ 2021 – Hai trường hợp được thanh toán tiền phép nếu không nghỉ hết

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thanh toán tiền nếu chưa nghỉ hết ngày phép như sau:

“Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”

Như vậy, Bộ luật mới đã bỏ trường hợp “vì lý do khác” mà chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ, chỉ còn giữ lại 02 trường hợp:

  • Do thôi việc
  • Do mất việc làm

Nói tóm lại, từ năm 2021, chỉ khi nghỉ việc mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì người lao động mới được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Còn trong các trường hợp khác, người lao động không được nhận khoản tiền này.

Đó là lý do mà người lao động cần lưu ý, từ năm 2021, nếu có nhu cầu thì cần nghỉ hết ngày phép của mình trước khi hết năm. Đây là một quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.