Quản lý kinh doanh là gì? Năng lực, trách nhiệm của nhà quản lý
Quản lý kinh doanh là gì? Bạn hiểu như thế nào về công việc này? Nếu muốn biết rõ hơn thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Khái niệm quản lý kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực cần có sự quản lý với tính đặc thù cố định rõ rệt so với các hoạt động khác. Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về khái niệm này. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì kinh doanh là việc đưa ra một số vốn ban đầu vào hoạt động trên thị trường để thu một lượng tiền sau một khoảng thời gian nhất định.
Trong nền kinh tế hiện vật, đơn thuần chỉ nói đến sản xuất là tạo ra các sản phẩm. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, khái niệm sản xuất được hiểu theo một nghĩa hơn bao gồm quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ, đầu ra của sản phẩm được thực hiện với mục đích thu lại lợi nhuận.
Quản lý kinh doanh (còn có tên gọi tiếng anh Business control) là sự tác động của chủ thể quản lý một cách liên tục, được tổ chức bởi đối tượng quản lý là tập thể những người lao động trong doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và nắm lấy cơ hội để tiến hành các hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp đúng theo pháp luật và thông lệ. Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh với những hiệu quả tối ưu.
Chi phí quản lý kinh doanh là gì?
Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng.
Chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chi phí lưu thông sản phẩm, Chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí bất thường khác.
Quản lý kinh doanh online
QLKD Online là những hoạt động nhằm quản lý các quá trình hoạt động kinh doanh với hình thức kinh doanh Online. Để quản lý được kinh doanh online cần phải cẩn thận để tránh được những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh online của mình:
- Xác định mục tiêu và phương hướng: Để quản lý được trước tiên bạn phải xác định được vấn đề, mục tiêu và phương hướng để phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề có thể xác định sự phát triển, sứ mệnh và hướng đi của doanh nghiệp và chuyên môn hóa đa dạng.
- Phân bổ nhiệm vụ và quyền hạn: Từ những mục tiêu và phương hướng phát triển các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ nguồn nhân lực để thực hiện cho phù hợp. việc phân quyền đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình chuyên môn hóa đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
- Giám sát và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh online theo từng giai đoạn: Sau khi đã có những xác định hướng đi lên kế hoạt kinh doanh online và phân bổ công việc cho nguồn nhân lực thì việc kiểm tra và giám sát có điều chỉnh theo từng giai đoạn là vô cùng quan trọng trong các chiến lược hoạt động. Không ít các tập đoàn thường xuyên thay đổi các vị trí cấp cao bởi đánh giá hoạt động quản lý chưa thực sự hợp lý còn xảy ra nhiều trường hợp và chưa thể khắc phục.
Trách nhiệm của nhà quản lý kinh doanh
Trách nhiệm của một quản lí kinh doanh cần có những yếu tố dưới đây:
- Xác định kế hoạch kinh doanh, mục tiêu kinh doanh.
- Hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh và doanh thu mà công ty đề ra.
- Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp, xác định sản phẩm cần tiêu thụ và sách lược tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý và bồi dưỡng các nhân viên dưới quyền. Xác định, sắp xếp, giám sát các chế độ có liên quan.
- Tổ chức các cuộc họp định kỳ để truyền đạt, sắp xếp các nhiệm vụ công việc đến các nhân viên dưới quyền. Động viên tinh thần làm việc của nhân viên, giúp nhân viên vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt công việc.
Năng lực cần có của một nhà QLKD
Một nhà quản lí kinh doanh tốt cần có những năng lực sau:
- Năng lực khống chế, điều phối sản phẩm và thị trường
- Năng lực bồi dưỡng, quản lý thuộc cấp
- Năng lực phối hợp, giao tiếp với chủ công ty, nhân viên dưới quyền và khách hàng
- Năng lực chấp hành, chỉ huy công việc; tích cực học tập cầu tiến
- Đạo đức nghề nghiệp tốt.
Để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ và hợp tác tốt với chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý KD cần có những tố chất sau:
- Hiểu ý chủ doanh nghiệp: Là người gần chủ doanh nghiệp nhất, nhà quản lý kinh doanh cần phải hiểu ngụ ý của từng ánh mắt, từng câu nói bâng quơ của cấp trên.
- Khả năng truyền đạt tốt: Nhà quản lí kinh doanh không phải là cái loa chỉ biết lặp lại những gì ông chủ nói. Họ phải biết cách biểu đạt và diễn giải một số điều mà chủ doanh nghiệp không thể trực tiếp nói ra.
- Năng lực cao, sắp xếp công việc thỏa đáng: Cán bộ quản lý giỏi cần có năng lực làm việc cao, hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, họ phải sắp xếp nhân sự một cách hợp lý, xử lý công việc có đầu có cuối. Có rất nhiều nhà quản lý thời kỳ đầu làm rất tốt nhưng sau đó năng lực làm việc càng kém đi.
- Báo cáo kịp thời: Các nhà quản lý phải vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi quản lý; phải nắm bắt được diễn biến tình hình và kịp thời phản ánh, báo cáo cho chủ doanh nghiệp để kịp thời đưa ra những điều chỉnh về phương hướng phát triển, sách lược, kế hoạch phát triển của công ty đồng thời ổn định tâm lý của nhân viên trong các trường hợp cần thiết.
Với những kiến thức trên, chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lĩnh vực quản lý kinh doanh. Có những hiểu biết cơ bản hơn và nắm được những mục tiêu, hoạt động của ngành.
Mời bạn tham khảo thông tin việc làm cực HOT tại Timviec.com.vn:
- Tìm việc làm nhân viên kinh doanh tại: http://bit.ly/2oim3s6