Quản đốc là gì? Các kỹ năng cần có của một quản đốc
Quản đốc là gì? Quản đốc chính là cầu nối quan trọng giữa lãnh đạo cấp trên và bộ phận công nhân dưới nhà máy. Bài viết dưới đây của News.timviec.com.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề quản đốc.
Quản đốc là gì?
Quản đốc là người chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ công nhân làm cùng công việc trong một bộ phận sản xuất nào đó. Quản đốc sẽ là người quản lý toàn bộ các công việc liên quan đến máy móc thiết bị, con người, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và các vấn đề phát sinh.
Quản đốc có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Quản đốc góp phần quản lý hệ thống sản xuất hoạt động một cách trơn tru.
Công việc chính của một quản đốc là gì?
Chức năng của quản đốc tại phân xưởng
- Chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc liên quan đến giám sát quá trình sản xuất, thúc đẩy tiến độ sản xuất sao cho đảm bảo yêu cầu tiến độ được đề ra cũng như quản lý về chất lượng sản phẩm
- Nhận nhiệm vụ từ giám đốc nhà máy và phân chia, điều phối cho từng bộ phận công nhân. Hướng dẫn và đôn đốc công nhân nhà máy. Đảm bảo quy định về vệ sinh và an toàn lao động.
- Giám sát, kiểm tra và phát hiện kịp thời các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất: máy móc, nhân sự… trong ca mình quản lý.
Xem thêm >> Trách nhiệm của công nhân nhà máy là gì
Nhiệm vụ chính của quản đốc
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về công việc của phân xưởng ca mình giám sát trước giám đốc nhà máy.
- Nhận các chỉ đạo từ cấp trên và thực hiện triển khai toàn bộ kế hoạch sản xuất của nhà máy, đảm bảo thực hiện đúng và cố gắng nỗ lực vượt các chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra
- Chịu trách nhiệm về quản lý hệ thống tài sản của công ty, an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Giám sát công việc hàng ngày và lập báo cáo nếu cần thiết
- Lập ra kế hoạch tổ chức sản xuất cho từng tổ nhóm sao cho đảm bảo mục tiêu tiến độ đề ra
- Hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát công nhân dưới ca trực mà mình quản lý
- Quản lý hệ thống mấy móc, thiết bị, vật tư, nhân công…
- Giao việc và kiểm soát đầu công việc đã giao của từng bộ phận dưới nhà máy. Báo cáo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho cấp trên
- Tổ chức các cuộc họp với tổ trưởng, tổ phó của các bộ phận để triển khai công việc cũng như ghi nhận những ý kiến đề xuất.
- Phối hợp với một số bộ phận liên quan khác để hoàn thành tốt công việc
- Xây dựng mối quan hệ tập thể gắn kết giữa các thành viên trong phân xưởng
Quyền hạn của vị trí quản đốc
- Đề xuất, bổ nhiệm các vị trí tổ trưởng, tổ phó trong phân xưởng
- Phê duyệt đơn xin nghỉ phép của công nhân dưới 3 ngày
- Phê duyệt đề xuất tăng lương của các bộ phận dưới xưởng
- Điều phối ,sắp xếp nhân sự, đề xuất mua thêm các thiết bị máy móc, bổ sung nhân sự nếu cần thiết
Yêu cầu kỹ năng của một quản đốc nhà máy
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Quản đốc cũng giống như giám sát sản xuất. Cần phải lãnh đạo, điều phối các bộ phận dưới phân xưởng sao cho đạt được tiến độ như yêu cầu, tối ưu chi phí và lợi nhuận
Quản đốc phải có kỹ năng quản lý nhân sự, quản lý kho hàng, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình sản xuất nhiều khi sẽ gặp phải các tình huống bất ngờ, sự cố máy móc, tai nạn lao động… đòi hỏi người quản đốc cần phải bình tĩnh và xử lý linh hoạt các vấn đềphát sinh đó.
Kỹ năng tối ưu nguồn lực và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
Khi nhận được các chỉ đạo từ cấp trên, quản đốc cần phải xác định lại công việc, phân bổ công việc hợp lý sao cho đúng người, đúng việc để đạt được tiến độ nhanh nhất, nâng cao năng suất lao động. Để làm được điều này thì quản đốc cũng cần phải hiểu rõ được sở trường của từng cá nhân để phân việc cho phù hợp.
Luôn học hỏi không ngừng và hoàn thiện bản thân mỗi ngày
Quản đốc cần nỗ lực hoàn thiện bản thân mỗi ngày để đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Sự cống hiến của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng việc nâng lương hay thăng chức.
Kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất
Quản đốc cần phải nắm rõ được tiến độ đơn hàng, thời gian giao hàng, hệ thống máy móc. thiết bị và nguồn nhân lực…
Xem thêm : 5 kỹ năng cần có của một quản đốc xưởng giỏi
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của vị trí quản đốc
Nghề quản đốc là một vị trí quan trọng trong nhà máy. Chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng quản đốc của các doanh nghiệp cũng rất nhiều. Tuy nhiên việc tuyển dụng quản đốc cũng gặp nhiều khó khăn do với những người từ vị trí công nhân đi lên có nhiều trình độ chuyên môn trong công việc thì lại thiếu kỹ năng quản lý. Còn những người có bằng cấp, những ứng viên trẻ mới tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tế nên lại không đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Mức thu nhập hiện nay của một quản đốc nhà máy dao động khoảng 8-12 triệu. Tùy thuộc vào quy mô công ty và tính chất công việc mà mức lương có thể chênh lệch tùy vị trí. Đối với các quản đốc có dày dặn kinh nghiệm có mức lương khá cao lên đến hơn 20 triệu đồng. Đây chắc chắn là một nghề nghiệp có cơ hội thăng tiến cao cũng như mức thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm >> Product Manager là gì? Công việc và kỹ năng cần có của một Product Manager
Trên đây là các thông tin tổng hợp về nghề quản đốc là gì? Vị trí quản đốc hiện nay có cơ hội nghề nghiệp rất cao cũng như chế độ đãi ngộ cao. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc này thì hãy cố gắng nỗ lực hơn mỗi ngày để đạt được những thành công nhất định trong công việc của bạn nhé.