Phát thanh viên là gì? Mức thu nhập có cao không?
Phát thanh viên là vị trí công việc yêu thích của nhiều bạn trẻ trong ngành báo chí truyền thông. Vậy phát thanh viên là gì? Để theo đuổi vị trí này cần có tố chất gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Phát thanh viên là gì?
Phát thanh viên là người làm việc tại đài phát thanh, truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ là truyền đạt lại các tin tức mới nhất ở khắp mọi nơi bằng giọng đọc của mình
Ngoài làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam thì có thể làm tại các kênh truyền hình VOV, đài radio, kênh truyền hình lớn, kênh truyền hình địa phương,…Nếu có khả năng ngoại ngữ tốt, thì có thể làm tại các công ty truyền thông nước ngoài
Phát thanh viên làm công việc gì?
Ngoài hình ảnh chúng ta vẫn thường thấy ở phát thanh viên là truyền tải thông tin đến người nghe, vậy họ còn đảm nhiệm công việc nào khác không?
Xem thêm: Mức lương của biên tập viên báo chí: Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Lên kịch bản
Khác với trước đây, khi kịch bản thường là do biên tập viên chuẩn bị thì ngày nay nhiệm vụ đó sẽ do phát thanh viên đảm nhận. Sau đó, sẽ có trách nhiệm truyền đạt lại kịch bản đó bằng giọng đọc của mình trên sóng truyền hình
Mặc dù việc chuẩn bị các khâu lên sóng sẽ giúp cho phát thanh viên có thể dễ dàng chủ động khai thác các thông tin cần thiết, để trình bày vấn đề theo quan điểm của họ.
Tuy nhiên, thực tế thì khối lượng công việc đảm nhiệm sẽ khá nặng, bởi để có kịch bản hoàn hảo và chính xác nhất họ phải dành nhiều thời gian để tham khảo ở nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Trước khi lên sóng
Để có thể tạo ra những bản tin phát thanh hấp dẫn và thu hút người nghe thì cần chuẩn bị thật chu đáo trước khi lên sóng:
- Thực hiện kiểm tra các thiết bị âm thanh và ánh sáng đã đạt yêu cầu chưa? Hạn chế các rủi ro không đáng có khi lên sóng
- Gặp gỡ và thống nhất với khách mời, các bộ phận khác để đồng nhất công việc
- Đọc lại kịch bản, nắm rõ nội dung ý chính cần được đề cập đến trong bản tin.
Khi lên sóng
- Phân định rõ phần mở, thân và kết bài
- Chia nhỏ thời lượng lên sóng
- Gửi lời chào đến các khán thính giả đang nghe đài
- Dẫn dắt vào nội dung sẽ trình bày tại buổi phát sóng
- Khẳng định những thông tin phát sóng
- Thực hiện phỏng vấn các khán thính giả hoặc khách mời
- Đưa ra các cách xử lý tình huống khi chương trình phát sóng
- Kết thúc chương trình phát sóng bằng lời chào tạm biệt.
Mức lương của phát thanh viên có cao không?
Tùy vào từng đơn vị, cũng như vị trí, kinh nghiệm làm việc, mức thu nhập của phát thanh viên sẽ có sự chênh lệch không giống nhau, cụ thể:
Xem thêm: Tham khảo mức lương của phóng viên báo chí mới nhất
Đối với người mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm: Mức thu nhập khởi điểm sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 9 triệu đồng/tháng
Đối với người có vài năm kinh nghiệm: Thu nhập sẽ dao động trung bình khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng
Người có thâm niên làm việc lâu năm: Thu nhập có thể lên đến 20-50 triệu đồng/tháng tùy vào từng khu vực làm việc
=> Đặc biệt, khi làm việc tại các đơn vị truyền thông bên ngoài, hay làm tại các bộ phận như sản xuất lồng tiếng phim truyền hình. Và trong lĩnh vực ngành nghề này, nếu bạn càng có khả năng ngoại ngữ tốt thì mức thu nhập của bạn càng cao
Tố chất mà phát thanh viên cần có là gì?
Để trở thành một phát thanh viên thành công, không chỉ nằm ở giọng đọc mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây:
Trình độ học vấn
- Tham gia học tại các ngành hoặc khóa học có liên quan đến truyền thông, báo chí.
- Học hỏi, tìm hiểu và nắm chắc các nền tảng kiến thức có liên quan
- Tham gia học tại các trường cao đẳng, đại học nổi tiếng như: Học viện báo chí và tuyên truyền, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Cao đẳng truyền hình,…Đều là những trường đào tạo ra các phát thanh viên nổi tiếng.
- Có khả năng ngoại ngữ tốt chính là tiền đề tốt để thăng tiến.
Kiến thức chuyên môn
- Trau dồi các kiến thức chuyên môn
- Tham khảo, học hỏi các kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
- Nắm được các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến nghề
=> Nắm bắt được vững kiến thức sẽ giúp bạn dễ dàng ứng biến trong mọi tình huống không mong muốn xảy ra và tìm kiếm, khai thác thông tin được nhanh chóng hơn.
Yếu tố khác
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp giúp cho công việc tương tác với khách mời và thính giả được diễn ra trơn tru, dễ dàng khai thác thông tin và giải quyết các vấn đề. Khả năng giao tiếp linh hoạt và khéo léo, còn giúp cho bạn đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất dưới sự tham vấn của những người có liên quan khác.
Giọng nói truyền cảm
Do tính chất công việc thường xuyên sử dụng đến giọng nói, nên đây là những quy định cần có khi tham gia làm phát thanh viên. Đảm bảo giọng không ngọng hay nói giọng địa phương. Giọng nói càng hay càng độc lạ sẽ càng thu hút người nghe
Trên đây là những thông tin xoay quanh nghề phát thanh viên là gì? Tố chất mà phát thanh viên cần có là gì? Mong rằng với những chia sẻ của News.timviec bạn sẽ hiểu được bản chất của ngành nghề này. Đây là lĩnh vực rất có triển vọng trong tương lai, vì vậy nếu có đam mê đừng ngần ngại theo đuổi nhé. Chúc bạn thành công!