Biên tập viên và những thông tin cần biết
Biên tập viên là một trong những nghề được nhiều người lựa chọn là công việc yêu thích trong tương lai. Tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu hết về công việc của một biên tập viên? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Biên tập viên là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB TP. HCM) : “Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”. Một cách chính xác, biên tập viên không phải là một nghề mà là một vị trí công việc, xuất hiện trong các lĩnh vực như Báo chí, Truyền hình, Xuất bản…
Nghề biên tập viên thường yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm cùng những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu, bởi quá trình làm việc yêu cầu rất nhiều sự tỉ mỉ và khả năng đa dạng.
Mô tả công việc biên tập viên
Các công việc thường phải đảm nhiệm là:
- Viết bài PR, bài đăng post fanpage, và viết những kịch bản để quay video cho những sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Biên tập những nội dung, câu văn và ý tưởng thành nội dung, bài viết hoàn chỉnh, chỉn chu
- Phối hợp cùng với những nhân viên làm thiết kế để tìm và sáng tạo ra những hình ảnh viral đẹp cung cấp vào những bài viết để minh họa cho người nhìn, độc giả một sản phẩm có sự hài hòa của hình ảnh và nội dung
- Hợp tác cùng nhiều bộ phận để xây dựng thêm về kế hoạch bài viết, biên tập và viết được những nội dung tiếp thị được cho sản phẩm, dịch vụ, mặt hàng của công ty
- Làm việc tốt hợp tác tốt với các bên phóng viên báo chí truyền hình
- Làm tốt các công việc mà quản lý và cấp trên giao cho
Xem thêm: Content là gì? Quy trình viết và tối ưu content hiệu quả nhất để tăng traffic
Các vị trí làm việc đối với nghề biên tập viên
Có tất cả 5 vị trí làm việc trong nghề. Nếu đam mê làm biên tập viên, bạn đọc hãy có thể lựa chọn làm việc trong các lĩnh vực sau:
Biên tập viên truyền hình
Biên tập viên truyền hình hẳn đã là một công việc quá quen thuộc đối với mọi người. Công việc trong mảng truyền hình là soạn ra các nội dung phù hợp theo các tiêu chí đã được định sẵn, sau đó thể hiện chúng bằng giọng đọc của họ sao cho nội dung được truyền ra có cảm xúc, thái độ, giọng đọc rõ ràng, trong trẻo và tự nhiên.
Công việc cụ thể như sau:
- Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
- Viết bản tin
- Biên tập bản tin thành bản hoàn chỉnh
- Ghi hình
Biên tập viên phát thanh
Vị trí này cũng gần giống với mảng truyền hình, điểm khác biệt duy nhất ở đây đó là các bạn sẽ chỉ đọc thay vì quay hình lên ti vi. Vì không có truyền hình ảnh nên các bạn biết rèn luyện tiếng nói, giọng đọc sao cho thật truyền cảm, từ đó thu hút sự chú ý của các thính giả vào xem. Công việc của biên tập viên phát thanh là:
- Chuẩn bị kịch bản
- Lên sóng đúng thời lượng
- Dẫn dắt các nội dung theo kịch bản
- Phỏng vấn trực tuyến (nếu có)
Biên tập viên báo chí
Các biên tập viên báo chí sẽ làm việc tại các cơ quan báo chí chính thống, công việc của họ cũng sẽ gần tương tự như mảng truyền hình và phát thanh. Tuy nhiên, sẽ có thêm một số việc cần thiết như tìm và sửa những lỗi sai, những lỗi câu từ chưa rõ ý,…
Cụ thể là:
- Biên soạn
- Tiếp nhận bài viết của phóng viên
- Kiểm tra nguồn tin
- Kiểm tra lỗi sai trong bài
Biên tập viên website
Công việc của các biên tập viên mảng website là lên ý tưởng, từ khóa và viết các bài đọc chứa từ khóa đó để làm sao cho bài đọc xuất hiện ở top đầu của những kết quả tìm kiếm, giúp cho trang web được đánh giá cao hơn.
Ngoài kỹ năng viết bài, các biên tập viên website cần có cả kỹ năng để đăng bài lên các trang web làm sao cho thật sát với thuật toán tìm kiếm. Đây là công việc đòi hỏi sự sáng tạo nên thu hút rất nhiều bạn trẻ hiện nay muốn thử sức.
Biên tập viên xuất bản
Trong ngành xuất bản, công việc của biên tập viên là đảm bảo cho sản phẩm sách, báo, tạp chí không mắc phải những lỗi sai về câu, từ, ý diễn đạt, … Các bạn cần phải có các kỹ năng rà soát, tìm kiếm và sửa chữa lỗi để đảm nhận vị trí này.
Công việc chính của biên tập viên xuất bản:
- Đọc, phân tích tác phẩm
- Góp ý với tác giả
- Kiểm tra, sửa lỗi diễn đạt, chính tả
- Kiểm tra đầu mục, ảnh minh hoạ
- Đánh số trang
Biên tập viên làm việc tại đâu?
Biên tập viên có thể làm việc tại đâu?
Làm việc tại các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản
Đây là nơi tập trung đông đảo các biên tập viên nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tại đây có phân chia ra thành các ban và tiểu ban nhỏ lẻ như Khoa học – Giáo dục, Văn hóa – Xã hội, Kinh tế, Quốc tế, …
Làm việc trong lĩnh vực chỉ đạo hoặc quản lý Nhà nước về báo chí
Một số cơ quan Nhà nước về báo chí có thể kể đến như:
- Vụ báo chí (Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương).
- Cục báo chí (Bộ Văn hoá- Thông tin)
- Các sở văn hoá – thông tin tỉnh, thành phố
Thực hiện công việc trong các phòng nội dung – Báo chí của các đơn vị, các Bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp marketing, các doanh nghiệp…
Các BTV sẽ được làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và huấn luyện báo chí ở các trường học, viện nghiên cứu có ngành báo chí và làm việc trong các tổ chức quốc tế, tùy viên báo chí tại các Đại sự quán trong và ngoài nước.
Kỹ năng và yêu cầu trong nghề biên tập viên
Kỹ năng chỉnh sửa bài viết
Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với nghề biên tập viên. Để có một bài viết hoàn hảo thì các nội dung trong bài phải được chỉnh sửa sao cho rõ ràng, đủ ý ngữ nghĩa, các dấu câu phải được đặt đúng chỗ,…
Nghe thì có vẻ dễ nhưng một khi đã vào nghề các bạn sẽ thấy được độ khó của kỹ năng này. Tuy nhiên đừng vội nản lòng ngay từ khi bắt đầu, kỹ năng này có thể được rèn luyện qua thời gian nên hãy chăm chỉ luyện tập nhé!
Khả năng ngôn từ
Mọi tinh hoa của câu chuyện đều sẽ được dựa vào ngôn từ của bạn để lan tỏa ra cho mọi người cùng biết, vì vậy khả năng sử dụng ngôn từ rất quan trọng đối với các biên tập viên. Nếu không biết sử dụng ngôn từ và đưa ra các thông tin sai lệch, dễ gây nhầm lẫn thì sẽ rất khó để có thể sữa chữa.
Khả năng ngữ pháp và chính tả
Ngữ pháp và chính tả là yếu tố quan trọng hàng đầu, thiếu yếu tố này thì rất khó để có thể trở thành một biên tập viên. Nếu khả năng này chưa tốt thì bạn hãy cố gắng rèn luyện thật nhiều để cải thiện nhé, chắc chắc một ngày nào đó kết quả rèn luyện ấy sẽ không làm bạn thất vọng.
Tỉ mỉ, cẩn thận
Không thể để một con người cẩu thả làm biên tập viên được, nếu sản phẩm sau khi được rà soát vẫn còn mắc những lỗi cơ bản như thiếu dấu câu, thiếu từ,… thì sẽ dễ gây mất thiện cảm đối với người nghe, người nhìn. Biên tập viên cần là người thật cẩn thận trong từng chi tiết để có thể rà soát và sửa lỗi câu từ thật nhanh.
Trách nhiệm với công việc
Trong bất cứ công việc nào cũng cần có trách nhiệm, kể cả là biên tập viên. Từ khâu lên ý tưởng, lên dàn ý cho tới bước cuối cùng là xuất bản nội dung, bạn cần phải thật nghiêm túc, cẩn thận trong công việc, từ đó mới có thể cho ra một sản phẩm hoàn hảo nhất.
Linh hoạt với xu hướng
Các xu hướng mới luôn được mọi người quan tâm nhiều nhất, vậy nên để là một biên tập viên giỏi, ngoài các kỹ năng cần thiết thì linh hoạt với xu hướng là một kỹ năng nên có để dễ dàng thu thập thông tin, dễ dàng nắm bắt và hiểu tâm lý của công chúng.
Muốn làm biên tập viên thì học ngành gì?
Làm biên tập viên học ngành gì là câu hỏi của rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Sau đây là các ngành học có đào tạo giảng dạy nghề biên tập viên:
Ngành báo chí
Báo chí có lẽ là ngành đầu tiên mà mọi người nghĩ đến khi nhắc tới biên tập viên. Trong ngành báo chí, các bạn sẽ được rèn luyện tổng thể các kỹ năng cần có trong quá trình làm việc và tất nhiên là cả những kiến thức về báo chí hiện nay.
Đối với các nhà tuyển dụng, việc có chứng chỉ liên quan tới ngành báo chí là một điểm cộng rất lớn khi ứng tuyển.
Ngành ngoại ngữ
Ngoại ngữ cũng là một lựa chọn tốt nếu như bạn có đam mê với nghề biên tập viên. Khi đăng ký học ngành ngoại ngữ, bạn vừa được rèn luyện về cách viết, cách trình bày lại vừa được học thêm một ngôn ngữ mới, điều này sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn yêu thích mảng báo chí nước ngoài.
Ngành xã hội học
Xã hội học cũng liên quan rất nhiều tới các biên tập viên. Nếu thấy ngành báo chí quá khó thì xã hội học là một lựa chọn thay thế hoàn hảo. Sau khi kết thúc khóa học, các bạn sẽ rèn luyện được cho mình kỹ năng viết và biên tập.
Ngành ngữ văn
Ngành ngữ văn sẽ đào tạo các kỹ năng lên ý tưởng, viết bài và bạn sẽ có thêm kiến thức sâu rộng về nền văn học nước nhà cũng như trên thế giới. Đây là một lựa chọn có thể tham khảo nếu bạn muốn làm biên tập viên sau này.
Ngành luật
Tưởng chừng như không liên quan nhưng luật cũng là một ngành học nên cân nhắc để làm nghề biên tập trong tương lai. Với bằng Cử nhân ngành Luật trong tay, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp báo chí.
Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện học trường nào tốt? Tại sao?
Lương của biên tập viên là bao nhiêu?
Ở mức thấp nhất, một BTV mới vào nghề sẽ nhận được thu nhập là 3 triệu đồng/ tháng, đây là một con số khá thấp, tuy nhiên, khi đã có được kinh nghiệm thực tế lâu năm thì con số này có thể lên tới 25 triệu đồng/ tháng. Ở khoảng giữa, 7 – 11 triệu đồng/ tháng sẽ được coi là mức trung bình trong nghề này. Ngoài ra, mức thu nhập này không hoàn toàn chính xác mà còn dựa vào các kiến thức bạn học được, những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã trải qua.
Xem thêm: Mức lương của biên tập viên báo chí: Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Cơ hội và thách thức của nghề biên tập viên
Cơ hội đối với nghề
Nghề biên tập giờ đây không còn bị giới hạn trong những khuôn khổ như trước nữa. Giờ đây các BTV có thể làm đa ngành nghề khác nhau và vẫn có thể làm tốt được tất cả. Nếu như thời gian trước, họ tập trung, chăm chỉ, thầm lặng cống hiến những con chữ, giọng nói cho đời mà không hề đòi hỏi thứ gì, thì ngày hôm nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội, sự xuất hiện của họ được công chúng biết tới nhiều hơn. Nhờ vậy, cơ hội làm việc trong nghề cũng được mở ra rất lớn, thu hút các bạn trẻ có nhiệt huyết, đam mê và sự nhanh nhẹn, tươi trẻ tới để tham gia vào.
Thách thức trong nghề
Trong bất cứ ngành nghề nào hiện nay cũng có những thách thức rất lớn, điều quan trọng là bạn có thể vượt qua được những thứ ấy để vươn tay chạm tới thành công. Một số thách thức trong nghề BTV là:
- Thách thức về áp lực công việc: Giữa các BTV luôn có sự cạnh tranh, đó là cạnh tranh về việc luôn phải đổi mới nội dung mỗi ngày để phù hợp với sự vận động của xã hội. Chỉ khi biết cách đổi mới nội dung thì bạn mới giữ được khán thính giả trung thành bên cạnh mình.
- Thách thức về độ nhạy bén, và nắm bắt được xu hướng của thời đại: Áp lực trong nghề này là rất lớn, bởi nghề biên tập cần nắm bắt được những xu hướng mới ngay lập tức để đưa tin, phải biết tự cập nhật tin tức mỗi ngày rồi xem xét đâu là tin cần đăng, đâu là thứ nên loại bỏ.
Top các trường đào tạo nghề biên tập viên
- Đại học Hà Nội
- Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
- Học viện Báo chí & Tuyên truyền
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về biên tập viên và những điều cần biết, hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có những cái nhìn chi tiết hơn về ngành này. Hãy theo dõi trang để luôn được cập nhật những tin tức mới nhất nhé!