Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm

Mỗi cá nhân trong cuộc sống, đều là những cá thể mang các cá tính khác nhau, có người mang tính hướng ngoại, thích sôi nổi, năng động nhưng cũng không ít người có cách sống thiên hướng về nội tâm, khó nắm được tâm lý cũng như suy nghĩ của họ. Vậy nội tâm là gì? Những người sống ít nói có thật sự là nhàm chán? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết sau nhé.

Nội tâm là gì?

 Nội tâm nghĩa là những cảm xúc về tâm tư tình cảm của một cá nhân, đây được coi là một phần tính cách. Xét về mặt chữ, “nội” nghĩa là bên trong, “tâm” dùng để chỉ về mặt suy nghĩ, ý chí, tình cảm của con người.

Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm - Ảnh 1
Nội tâm là gì?

Xem thêm: Hướng nội là gì? Muốn tiếp cận người hướng nội cần làm gì?

Với những người sống nội tâm, họ thường hướng mọi cảm xúc vào bên trong, ít chia sẻ, tâm sự hay bộc lộ ra bên ngoài với bất kỳ ai. Họ thường ít nói và không năng động như những người có tính cách hướng ngoại, thông thường họ chỉ bộc lộ những điều họ cho là cần thiết và có ý nghĩa. Nên đôi lúc người khác tiếp xúc, sẽ cảm thấy những người sống nội tâm hơi khó gần, khó làm quen và không thể nắm bắt được rõ suy nghĩ của họ.

Đây là một tính cách đặc trưng trong năm loại tính cách được cả thế giới công nhận, họ không hẳn là người sống khép kín, ít giao tiếp xung quanh. Người sống nội tâm vẫn trò chuyện và tâm sự với bạn bè, người thân, nhưng chỉ nói đến vấn đề  quan tâm và yêu thích và thường không hay để lộ cảm xúc ra bên ngoài.

Dấu hiệu để nhận biết bạn có phải là người sống nội tâm hay không?

Để tìm hiểu mình là người sống hướng ngoại hay hướng nội thì hãy cùng quan sát các dấu hiệu sau đây nhé:

Ngại nói chuyện điện thoại

Đối với người sống hướng nội thường không dễ để có thể trò chuyện qua chiếc điện thoại. Họ thường không có cảm giác chân thực khi nói chuyện bằng hình thức này, kể cả các cuộc gọi từ gia đình hay những mối quan hệ thân thiết khác. Với những người sống nội tâm khi đang tập trung làm việc nào đó, họ sẽ rất dễ bị làm sao lãng tâm trí và cảm thấy phiền toái vì bị các cuộc điện thoại gọi đến.

Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm - Ảnh 2
Ngại nói chuyện điện thoại

Xem thêm: Nhóm tính cách INFJ là gì? Hợp với nhóm tính cách nào?

Giao tiếp có chọn lọc

Người sống nội tâm luôn hướng về bên trong mình, nhưng không đồng nghĩa với việc họ xa lánh hoàn toàn với xã hội bên ngoại. Khi đến một môi trường mới, họ thường không nhận được nguồn năng lượng từ những người xung quanh và khá khó khăn để gặp được người ở cùng khiến họ cảm thấy thoải mái. Thông thường họ sẽ dành một quãng thời gian nhất định để tự thích nghi và cởi mở với những mối quan hệ mới xung quanh.

Người sống nội tâm thường không muốn dành nhiều thời gian để đầu tư cho những mối quan hệ khiến họ cảm thấy không thoải mái, mà thường muốn tìm hiểu để thân thiết hơn với những người họ cho là thích thú.

Hạn chế trò chuyện xã giao

Người hướng nội thường thích các cuộc trò chuyện với mối quan hệ thân thiết hơn là những câu chuyện xã giao, bởi trong suy nghĩ của những người nội tâm, thường có  thiên hướng phát triển về suy có chiều sâu trong cuộc sống, mục tiêu,…Trong trường hợp bắt buộc, họ thường cố gắng hoàn thành cuộc trò chuyện để người đối diện cảm thấy thoải mái. Họ thường lắng nghe và đồng điệu với cảm nhận của những người mà họ tương tác.

Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm - Ảnh 3
Hạn chế trò chuyện xã giao

Xem thêm: Tự lập là gì? Bạn nhận được gì khi lựa chọn sống tự lập?

Chỉ thích đi chơi với một nhóm ít người

Người sống hướng nội thường thích đi chơi với nhóm bạn có mối quan hệ thân thiết và có khoảng thời gian tuyệt vời như: tại một bữa tiệc, sự kiện giao lưu,…Tuy nhiên, sau những buổi họp mặt đó, thường họ sẽ mất khá nhiều ngày, nhiều tuần mới có thể khôi phục hoàn toàn sức sống và sau đó mới tiếp tục làm những điều đó thêm 1 lần nữa.

Nhận tin nhắn nhưng không trả lời ngay

Họ thường có thói quen khi nhận bất kỳ tin nhắn nào, kể cả là từ người thân, hay bạn bè hoặc mối quan hệ thân thiết nào đó, cũng thường hoàn thành xong công việc đang dở dang thì mới tập trung vào đọc tin nhắn được nhận chứ không phản hồi lại.

Giỏi quan sát mọi thứ xung quanh

Những người hướng nội thường rất hay lưu tâm đến những chi tiết xung quanh, họ hiểu rõ  mọi người xung quanh và hay để ý đến những chi tiết nhỏ nhất. Chính vì thế, mọi người xung quanh thường rất thích tâm sự với những người hướng nội, bởi họ khá thấu hiểu và lắng nghe nên những người xung quanh rất  nhanh chóng để mở lòng

Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm - Ảnh 4
Giỏi quan sát mọi thứ xung quanh

Xem thêm: Mô phạm là gì? Mô phạm liệu có giúp cuộc sống trở nên tích cực

Thường cảm thấy căng thẳng với đám đông

Họ thường thích những nơi riêng tư chỉ có ít người, nên Khi bắt buộc phải tham gia tại các buổi tiệc hay sự kiện có đông người,  thì sau sự kiện họ sẽ mất khá nhiều thời gian mới có thể khôi phục lại năng lượng của mình.

Người sống nội tâm thì có tốt không?

  • Để nói Người sống nội tâm có thực sự tốt không? thì câu trả lời hoàn toàn không xấu, đó là một trong năm tính cách đặc trưng của con người. Có nhiều người cho rằng, người sống nội tâm, thường rất khó để tiếp xúc, bởi họ thường ít nói và không có hứng thú trò chuyện nhiều.
  • Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đã đúng, bởi có rất nhiều sống hướng nội nhưng họ vẫn rất hòa đồng với mọi người xung quanh. Nếu như quan sát bạn sẽ thấy rằng, những người sống hướng nội thường thích tự mày mò làm hơn là không thích nhờ vả người khác. Họ có thể chấp nhận đi con đường vòng hơn là cần sự dẫn đường từ những người xung quanh.
Nội tâm là gì? Dấu hiệu nhận biết người có tính cách nội tâm - Ảnh 5
Người sống nội tâm thì có tốt không?

Xem thêm: Năng lực tư duy là gì? Tìm hiểu về cách đánh giá năng lực tư duy

  • Họ thường không thích nói hoặc trình bày quá nhiều mà thường dùng bằng hành động để thay những lời muốn nói và khi đạt được thành tựu nhất định cũng không khoe khoang quá nhiều. Có rất nhiều người nghĩ rằng những người sống hướng nội sẽ thường lập dị những người xung quanh, nhưng ngược lại họ rất dễ thu hút người khác, bởi sự tinh ý và khả năng quan sát những người xung quanh rất chính xác, mọi người xung quanh khi có chuyện muốn tâm sự thường rất thích tâm sự với họ, bởi họ thường lắng nghe quan sát, đưa ra những lời khuyên và cảm nhận khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
  • Nếu chưa tiếp xúc sẽ thấy rất khó gần nhưng nếu đã trò chuyện cùng, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên bởi họ đều là những người thân thiện, tử tế, họ tác phong chậm rãi và thoải mái giữa một thế giới luôn vội vàng và ồn ào. Chỉ khi tiếp xúc mới có thể thấy được, tính cách hướng nội không xấu như chúng ta nghĩ, nó cũng có những cái ưu điểm mà người hướng ngoại không có. Vì vậy, nếu những mối quan hệ xung quanh bạn có người sống hướng nội, vậy thì hãy trân trọng họ thật nhiều nhé, vì bạn chính là người bạn đặc biệt mà họ muốn đồng hành lâu dài.

Trên đây là những thông tin bổ ích giải đáp câu hỏi: “nội tâm là gì?”, mong rằng sau bài viết trên News.timviec giúp bạn hiểu thêm về tính cách đặc biệt này, từ đó nhận biết mình và mọi người xung quanh có thuộc nhóm tính cách này không, để có những hành xử đúng đắn, xây dựng được các mối quan hệ lâu bền và gắn kết nhé. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.