Nội quy lao động: Có bị sa thải khi ăn cắp giờ làm để bán hàng online

Nội quy lao động sẽ xử lý kỷ luật khi nhân sự làm việc riêng. Vậy nếu nhân sự ăn cắp giờ làm để bán hàng online liệu có thể bị đuổi việc. 

Có được sa thải nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc

Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất trong nội quy lao động khi ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của các nhân viên. Vì thế, người sử dụng lao động chỉ được phép đuổi việc nếu lao động vi phạm những điều thuộc quy định tại điều 126, luật lao động 2012 như sau:

  • Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;
  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hỏa hoạn, bản thân bị ốm,…);
  • Bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức mà tái phạm;

Nếu đối chiếu với nội quy lao động trên. Việc người lao động dùng thời gian làm việc để bán hàng online hoặc làm việc riêng hiện không thuộc diện bị xử lý kỷ luật bằng cách sa thải. Do đó, doanh nghiệp không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động.

Nội quy lao động: Có bị sa thải khi ăn cắp giờ làm để bán hàng online - Ảnh 1
Có được sa thải nhân viên bán hàng online trong giờ làm việc

Và sắp tới, luật lao động 2019 có hiệu lực cũng đã bổ sung thêm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc vào khung xử lý sa thải. Chính vì thế, kể cả khi luật lao động mới được áp dụng, các lao động làm việc riêng như bán hàng online trong giờ làm cũng sẽ không bị đuổi việc. 

Xem thêm: Sẽ đuổi việc lao động ngay lập tức nếu nghỉ việc 5 ngày liên tiếp

Sếp nên làm gì để xử lý nhân viên làm việc riêng trong giờ

Việc áp dụng đuổi việc trong nội quy lao động với các nhân viên bán hàng online trong giờ là không được phép. Tuy nhiên vẫn còn những hình thức khác để kỷ luật về việc làm việc riêng trong giờ.

Theo BLLĐ năm 2012, người sử dụng lao động được quyền ban hành nội quy lao động, trong đó quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và hình thức xử lý kỷ luật lao động. Đồng thời, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 5 BLLĐ 2012).

Nội quy lao động: Có bị sa thải khi ăn cắp giờ làm để bán hàng online - Ảnh 2
Sếp nên làm gì để xử lý nhân viên làm việc riêng trong giờ

Do đó, để giải quyết tình trạng các nhân viên làm việc riêng trong giờ. Cụ thể là bán hàng online thì các lao động có thể liệt kê trong bản nội quy về hành vi vi phạm kỷ luật. Đồng thời phải công khai hình thức xử lý phù hợp. 

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài sa thải, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

  • Khiển trách;
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;
  • Cách chức.

Xem thêm: Quy trình sa thải nhân viên 2021 đúng cách: Update luật lao động

Như vậy, trường hợp người lao động làm việc riêng trong giờ. Người sử dụng lao động có thể xử lý trong nội quy lao động bằng hình thức như trên. Những nội dung này vẫn sẽ được BLLĐ năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 kế thừa.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.