Quy trình sa thải nhân viên 2021 đúng cách: Update luật lao động

Quy định sa thải nhân viên theo bộ luật lao động năm 2019, với những cập nhật có hiệu lực từ 2021 sẽ là một trong những điểm đáng chú ý mà lao động cần nắm rõ. 

Trường hợp sa thải nhân viên đúng luật

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012, các nhân viên sẽ bị kỷ luật thông qua các hình thức : Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Trong đó, sa thải nhân viên là phương pháp nặng nhất.

Quy trình sa thải nhân viên 2021 đúng cách: Update luật lao động - Ảnh 1
Những trường hợp sa thải nhân viên đúng luật

Theo đó, tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được sa thải người lao động trong các trường hợp sau:

  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (sửa đổi đơn vị tính thời gian bằng ngày thay vì bằng tháng như hiện nay và thêm thời điểm bắt đầu tính thời gian tự ý bỏ việc).
  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng chất cấm tại nơi làm việc (giữ nguyên như quy định hiện nay);
  • Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động (giữ nguyên như quy định hiện nay);
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật (thêm điều kiện bị cách chức trong thời gian chưa xóa kỷ luật);
  • Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động (quy định mới);
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động (giữ nguyên như quy định hiện nay);

So với quy định hiện tại, luật lao động mới đã bổ sung thêm hành vi sa thải nhân viên đúng luật đó là với trường hợp quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, lưu ý rằng hành vi quấy rối cần phải được quy định chi tiết tại quy chế nội bộ.  Dựa vào những trường hợp trên, chủ doanh nghiệp sẽ có những cách sa thải nhân viên đúng luật, người lao động cũng căn cứ vào quy định để biết việc mình bị cho thôi việc có đúng quy định hay không!

Xem thêm: Hợp đồng làm việc: 5 lưu ý khi lao động muốn chấm dứt từ 2021

Người lao động nữ không bị sa thải

Theo quy định tại điều 155, luật lao động 2012: các chủ sử dụng lao động không được sa thải nhân viên nữ với các lý do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoại trừ các trường hợp sau:

  • Không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động lao động
  • Là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Quy trình sa thải nhân viên 2021 đúng cách: Update luật lao động - Ảnh 2
Người lao động nữ không bị sa thải trong các trường hợp sau

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung trường hợp ngoại lệ nêu trên là người sử dụng lao động không phải là cá nhân: Bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm: Nghỉ việc để đòi tăng lương – con dao 2 lưỡi

Như vậy từ 2021, Bộ luật năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ lao động nữ bị sa thải nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân và bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Nguyên tắc sa thải nhân viên 

Để có thể sa thải nhân viên theo đúng quy định tại khoản 1, điều 123 bộ luật lao động. Người sử dụng lao động cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Việc sa thải phải được lập thành biên bản;
  • Nhân viên phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

Quy trình sa thải nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp

Theo như quy định tại điều 30, nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về việc thi hành một số nội dung thuộc bộ luật lao động. Quy trình cho nhân sự trong doanh nghiệp nghỉ việc cần được thực hiện như sau:

Bước 1: Gửi thông báo họp xử lý kỷ luật lao động 

NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (trường hợp này là sa thải) cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở/ trên cơ sở, nhân viên, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của nhân viên nếu nhân viên dưới 18 tuổi. Thời gian gửi văn bản cần doanh nghiệp gửi tối thiểu 5 ngày  trước khi tiến hành cuộc hop.

Bước 2: Tổ chức họp sa thải lao động 

Cuộc họp sa thải lao động cần được tổ chức khi có mặt đủ các thành viên được gửi thông báo.  Trường hợp đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì có thể tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp nhân viên:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm là căn cứ sa thải;
  • Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan điều tra;

Bước 3: Lập biên bản họp sa thải

Cuộc họp xử lý kỷ luật với hình thức sa thải lao động cần được lập biên bản và mọi thành viên tham gia đều phải đồng ý với nội dung trong biên bản khi kết thúc cuộc họp. Nếu trong trường hợp một thành viên tham dự cuộc họp không ký vào biên bản họp sa thải nhân viên thì cần phải nêu rõ lý do.

Bước 4: Ban hành quyết định ngừng hợp tác với lao động

Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP là người có thẩm quyền ra quyết định sa thải. ngưng hợp tác quan hệ lao động với nhân viên.

Bước 5: Thông báo quyết định kỷ luật sa thải nhân viên 

Quyết định sa thải nhân sự cần phải được thông báo công khai trong thời hạn 6 tháng kể từ khi phát sinh hành vi vi phạm hoặc 12 tháng nếu hành vi đó có liên quan trực tiếp đến tài chính, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, quyết định ngưng hợp tác cần phải được gửi tới các thành phần tham dự họp xử lý kỷ luật nhân viên.

Doanh nghiệp sa thải nhân viên trái luật, lao động nên làm gì

Nếu người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể:

  • Khiếu nại tới người sử dụng lao động, đề nghị hủy hoặc điều chỉnh quyết định sa thải.
  • Nếu cách trên vẫn không giải quyết được thì khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tố cáo tới cơ quan điều tra về tội buộc công chức, viên chức thôi việc trái pháp luật  theo Điều 162 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.