Nghỉ việc để đòi tăng lương: Cẩn thận con dao 2 lưỡi

Nghỉ việc là điều rất bình thường khi hai bên đã không còn tìm thấy điểm chung. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ việc để đòi tăng lương sẽ rất dễ trở thành cái cớ khiến sếp đuổi cổ khỏi công ty. 

Trong trường hợp bạn nộp đơn xin nghỉ việc nhưng chưa được duyệt. Thậm chí sếp lại còn thông báo tăng lương cho bạn. Lúc này nên quyết dứt áo ra đi hay ở lại chính là câu hỏi được nhiều người đau đầu. Tuy nhiên, hãy lắng nghe câu truyện sau:

Bạn tôi tên Trương làm quản lý bộ phận trong một khách sạn nước ngoài nhiều năm. Cách đây 3 tháng, anh ấy nhận được lời mời từ một công ty mới, anh mừng thầm vì sau bao năm cặm cụi ở khách sạn cũ, trình độ và lương hàng năm của anh ấy cũng tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên, còn mấy ngày nữa là anh bàn giao công việc cho người mới, anh đã rơi vào tình thế khó xử: Thì ra, anh còn chưa kịp nói chuyện nghỉ việc thì sếp anh đã biết chuyện và gọi anh lên phòng giám đốc, sếp bảo: “Bên kia trả cậu bao nhiêu, tôi sẽ trả cậu bấy nhiêu.”

Sau mấy ngày, tôi lên phòng tổng giám đốc, xuống phòng gặp giám đốc nhân sự, tôi lần lượt nói chuyện về cậu Trương rồi sau đó thông báo với anh ta rằng đích thân tổng giám đốc đã hứa thăng chức, tăng lương cho anh.

Trương nghỉ việc như cú đánh trời giáng xuống công ty, các lãnh đạo công ty thay phiên nhau “quan tâm” anh. Về phần mình, Trương vốn có ý định chuyển sang môi trường mới, giờ đây anh lại do dự và dao động.

Ra đi cũng tốt thôi nhưng Trương phải học cách thích nghi với môi trường mới mà còn phải cảm thấy tiếc nuối vì bị sếp giữ lại. Còn nếu ở lại thì cảm thấy rằng không khác gì ở trong lãnh cung, sếp có vẻ như muốn giữ chân mình thêm một thời gian nữa vì chưa tìm được ứng viên phù hợp.

Tại sao chúng ta khó đưa ra quyết định nên dứt áo ra đi hay cố gắng bám trụ?

Theo nhưng báo cáo thông tin chi tiết về xu hướng việc làm của LinkedIn phát hành cho thấy: Thời gian làm việc trung bình của những người trẻ sinh sau năm 1990 là 19 tháng, trong khi thời gian mà những người trẻ sinh từ sau năm 1995 làm ở công ty chỉ có 7 tháng, tình trạng nhảy việc đã trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, khi chúng ta thực sự cân nhắc đến việc rời đi, ngay cả khi chúng ta nghĩ về 10.000 lý do và viện 10.000 cái cớ để ra đi, thì khi có lời hứa tăng lương; thăng chức đến từ lãnh đạo. Mỗi người lại bắt đầu có chút dao động.

Xem thêm: [Bật mí] Cách viết đơn xin nghỉ việc tiếng Anh chuẩn miễn chê

Nguyên nhân khiến bạn khó rời đi khi sếp hứa tăng lương 

Khi sếp quyết định tăng lương cho bạn, có nhiều nhận định như sau:

“Khi đến công ty mới, bạn lại phải thích nghi với môi trường mới, đồng nghiệp mới, làm lại từ đầu”, “Bạn là nhân viên kỳ cựu, các phòng ban đều quen và thạo việc nên mọi việc xử lý dễ dàng hơn công ty mới”, “Ở lại đi, công ty mới có thể không bằng ở đây.”…

Nghỉ việc để đòi tăng lương: Cẩn thận con dao 2 lưỡi - Ảnh 1
Nguyên nhân khiến bạn khó rời đi khi sếp hứa tăng lương

Cuối cùng, dưới tác động của áp lực bên ngoài, chúng ta mất đi sự bình tĩnh và lý trí ban đầu, thậm chí có thể đưa ra những quyết định hoàn toàn trái ngược với mục đích ban đầu của mình.

Xử lý thế nào với tình trạng tăng lương để giữ chân nhân tài của lãnh đạo

Khi đứng trước việc được hứa thăng chức, tăng lương. Mặc dù bên ngoài bạn không biết làm thế nào để so sánh giữa ưu điểm, nhược điểm của các phương án này. Nhưng thực tế là những yếu tố tâm lý khác nhau đã làm hạn chế những suy nghĩ của bạn. Vì vậy bạn có thể sử dụng các cách thức sau để giải quyết vấn đề.

Nghỉ việc để đòi tăng lương: Cẩn thận con dao 2 lưỡi - Ảnh 2
Xử lý thế nào với tình trạng tăng lương để giữ chân nhân tài của lãnh đạo

Đầu tiên, thay đổi các giả định chủ quan

Sau khi hiểu rõ về nguyên nhân khiến não bộ khó đưa ra quyết định, việc chúng ta phải làm là loại bỏ những suy nghĩ này và thay đổi những giả định chủ quan của mình.

Để thay đổi, cá nhân có thể  chuyển trọng tâm trở lại mục đích bằng cách tự hỏi: Tôi có đang đánh giá quá cao tầm quan trọng của mình không?, Tôi thực sự cần gì”, Vấn đề tôi hiện đang gặp phải là gì?

Thông qua ba câu hỏi về bản thân, chúng ta có thể khôi phục lại sự bình yên trong nội tâm và tránh những cảm xúc sinh ra bởi những giả định chủ quan khiến chúng ta đưa ra quyết định sai lầm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất 2020

Thứ hai, hãy chú ý đến những lý do rời đi

Jack Ma từng nói rằng có nhiều lý do để nhân viên nghỉ việc, nhưng phân tích cuối cùng thì chỉ có hai, một là thiếu tiền, hai là họ làm sai.

Vì vậy, chúng ta có thể chia lý do thôi việc thành hai dạng chính gồm:

  • Nghỉ việc vì lương không đủ 
  • Nghỉ việc vì các yếu tố khác ngoài lương

Nếu là do thôi việc vì lương không đủ , lãnh đạo dùng biện pháp tăng lương để giữ chân chúng ta ở lại xem như đã giải quyết được vấn đề.

Nếu ngay từ đầu lãnh đạo đã không đồng ý tăng lương và khi bạn đề nghị ra đi, sếp lại tăng lương thì bạn ở lại, điều đó có thể cho thấy chất lượng công việc của bạn làm ra không đáng để được tăng lương. Lúc này, bạn cần quan tâm nhất đó là:  Lần này tăng lương là do thôi việc thì có vẻ như “miễn cưỡng”, liệu lần sau, bạn có còn điểm cộng của mình không?

Nghỉ việc để đòi tăng lương: Cẩn thận con dao 2 lưỡi - Ảnh 3
Hãy chú ý đến những lý do rời đi

Ngoài ra, ở nơi làm việc, ngoài việc thăng chức, tăng lương ngay lập tức thì việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai cũng phải được quan tâm.

Hầu hết các nhân sự quyết định thôi việc bởi những lý do về lâu dài như: Công ty hiện tại mặc dù ổn định, nhưng sau hai – ba năm nữa sẽ không có cơ hội để thăng chức. Vì vậy, nếu như bạn có thể nhìn thấy khả năng thăng tiến của mình không được như ý muốn thì nên tìm cơ hội mới.

Ngoài lương không đủ, có nhiều yếu tố dẫn đến việc chúng ta rời bỏ một công ty mặc dù đã gắn bó  một thời gian lâu như: Hệ thống quản lý của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, văn hóa doanh nghiệp không còn phù hợp…. 

Nếu như bạn đang nằm trong những trường hợp này, tốt nhất là hãy kiên quyết nộp đơn xin nghỉ việc ngay. Giải pháp tăng lương, thăng chức sẽ không giúp bạn giải quyết được điều gì.

Quay trở lại câu chuyện của Trương, đáng tiếc, cách đây vài tháng, Trương đã không phân tích được vấn đề của bản thân, anh đã chọn ở lại sau khi sếp đề nghị tăng lương để giữ anh lại. Nhưng cách đây mấy ngày, tôi nghe tin anh ấy xin nghỉ việc vì không lâu sau khi tăng lương, lãnh đạo đã thăng chức cho một phó phòng và hai giám sát.

Anh ấy đã không có lựa chọn nào khác.

Mọi người đều phải chịu trách nhiệm về quyết định của chính mình. Nói đến nghỉ việc, bạn cũng cần tìm hiểu bản chất của vấn đề để có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Xin thôi việc cũng quan trọng như kết hôn, phải suy nghĩ thật kĩ để không phải hối hận.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.