Nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Cần nắm những nghiệp vụ cơ bản nào?
Việc hỗ trợ tín dụng trong ngân hàng là điều không thể thiếu khi cần giải quyết các công việc chính được đi đúng hướng. Vậy cụ thể nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Và những nghiệp vụ nào cần nắm vững. hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
Hỗ trợ tín dụng là gì?
Hỗ trợ tín dụng là một vị trí nằm trong bộ Back-Office trong ngân hàng nhằm hỗ trợ những công việc khác của chuyên viên Tín dụng và lưu trữ lại hồ sơ theo quy định. Mỗi một ngân hàng sẽ có những nội dung công việc khác nhau.
Nhân viên hỗ trợ tín dụng là ai?
Nhân viên hỗ trợ tín dụng chỉ những người làm công việc như xử lý hồ sơ, giải ngân,….. hỗ trợ cho nhân viên tín dụng trong quá trình vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, vị trí này còn được gọi với các tên khác như: Chuyên viên quản lý chứng từ, chuyên viên quản lý tín dụng, chuyên viên kiểm soát giải ngân,….
Xem thêm: Nhân viên tín dụng là gì? Mức thu nhập liệu có “khủng”?
Công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng
Một nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ có trách nhiệm công việc tại các giai đoạn cơ bản sau:
Xem thêm: Tín dụng ngân hàng là gì? Những điều cần biết về tín dụng ngân hàng
Trước giải ngân
- Sau khi hồ sơ đã có văn bản phê duyệt tín dụng nhân viên sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
- Dựa vào quy định hiện hành của pháp luật và quy định của nân hàng nhà nước kiểm soát lại tính hợp lệ, đầy đủ,…
- Thực hiện phản hồi lại nếu hồ sơ xảy ra sai sót hoặc không đầy đủ.
- Kết hợp với chuyên viên quan hệ khách hàng hoàn thiện những chứng từ bị thiếu
- Đảm bảo giữa bộ hồ sơ scan và hồ sơ gốc lưu tại chi nhánh phải trùng khớp và chính xác
- Luân chuyển hồ sơ
- Thực hiện nhập, soạn thảo các dữ liệu khoản vay của khách hàng trên hệ thống phần mềm
- Đại diện cho ngân hàng ký các chứng từ tín dụng
- Tham gia thẩm định, định giá lại tài sản đảm bảo
Sau giải ngân
- Theo dõi khoản vay khi đến hạn thanh toán hay tất toán
- Khi đã có phê duyệt về điều chỉnh lãi suất trên hệ thống, thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ sau
- Gửi thông tin đến chuyên viên quan hệ quốc tế danh sách các khách hàng đã đến hạn thanh toán khoản vay
- Thực hiện điều chỉnh lãi suất
- Thực hiện lập báo cáo liên quan đến khoản vay cho CIC ( trung tâm kiểm soát tín dụng), cho ngân hàng nhà nước.
- Quản lý và bảo mật toàn bộ hồ sơ của khách hàng
Công việc hàng ngày
- Thực hiện tổng hợp lại các danh sách khách hàng mở khoản vay dựa theo nhóm, ngành, khách hàng tiềm năng,….
- Lập báo cáo về gốc và lãi, chậm trả
Mức lương của nhân viên hỗ trợ tín dụng
Thông thường, mức thu nhập của một nhân viên hỗ trợ tín dụng tại từng ngân hàng sẽ không giống nhau. Theo thống kê, mức lương phổ biến từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, dựa vào năng lực làm việc đem đến hiệu quả càng cao sẽ thì mức thu nhập sẽ có sự thay đổi lớn dựa vào phần hoa hồng được hưởng. Hiện nay, vào mỗi năm tại rất nhiều ngân hàng cũng đã đề ra chính sách tăng lương dựa vào số năm gắn bó của nhân viên với công ty nhằm tạo động lực và thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả hơn nữa.
Xem thêm: Mức lương chuyên viên tư vấn Sacombank trên toàn quốc
Nghiệp vụ cần nắm vững khi thi tuyển hỗ trợ tín dụng
Với vai trò là hỗ trợ cho hoạt động phát triển tín dụng, vì vậy một nhân viên hỗ trợ, cần phải biết đến rất nhiều kiến thức nghiệp vụ, dưới đây là các nghiệp vụ cơ bản cần phải nắm được:
Xem thêm: Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì? Lộ trình thăng tiến trong tương lai
Nghiệp vụ Tín dụng
- Bảo lãnh
- Loại hình cho vay trung, dài và ngắn hạn
- Các phương thức cho vay như: Hạn mức tín dụng, hợp vốn, cho vay từng lần…..
- Giới hạn cấp tín dụng
- Các hình thức cấp tín dụng như: Chiết khấu, bảo lãnh, cho vay,…
- Các phương thức thanh toán quốc tế như: L/, nhờ thu hộ,….
- Tại quy trình tín dụng, cần nắm được luồng tác nghiệp nội bộ
- Nắm được quy trình cấp tín dụng cơ bản gồm 3 loại: Tập trung, phân tán và khác biệt.
Nghiệp vụ hạch toán ngân hàng
Nắm được các kiến thức cơ bản về kế toán ngân hàng
Nghiệp vụ tài sản đảm bảo
- Nắm được quy trình để đăng ký giao dịch
- Có thể đánh giá được các yếu tố về tính hợp pháp tài sản, yếu tố pháp lý và tính sở hữu tài sản bảo đảm
Nghiệp vụ cơ bản trong văn bản pháp luật
Việc nắm chắc về luật sẽ giúp tư vấn cho chuyên viên quan hệ khách hàng những vấn đề liên quan đến pháp luật. Dưới đây là 2 mảng cơ bản cần nắm rõ:
Mảng đầu tiên: Là các kiến thức pháp luật về luật Nhà ở, luật doanh nghiệp, luật thừa kế, luật kinh doanh bất động sản, luật hôn nhân gia đình,….
Mảng thứ hai: Là các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc phát triển hoạt động Tín dụng như:
- Luật các tổ chức tín dụng
- Thông tư số 07/2015 quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng thương mại
- Nghị định số 83/2010 về việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại các ngân hàng
- Quy chế cho vay 1627 + VB điều chỉnh 783 và 127
- Thông tư số 02, thông tư số 09 về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro
Trên đây là những thông tin chung vềcông việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm dữ liệu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc của mình trong tương lai. Chúc bạn thành công!