Top 5 mẫu lập kế hoạch cho bản thân ấn tượng trong năm 2023
Ai trong chúng ta, khi làm bất cứ điều gì cũng phải xác định được mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện. Chính vì vậy, lập kế hoạch cho bản thân là điều cần thiết để bạn hiện thực hóa những ước mơ dự định của mình. Vậy mẫu lập kế hoạch cho bản thân như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé
Lập kế hoạch là gì?
Lập kế hoạch cho bản thân ( Personal Planning) là quá trình bạn liệt kê ra tất cả công việc cần làm trong một danh sách, sắp xếp chúng theo những mục như thời gian hoặc mục tiêu quan trọng nhất cần làm trước. Xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.
Xem thêm: Schedule là gì? Các bước lên kế hoạch hoàn hảo cho nhà quản trị
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của nhà quản trị doanh nghiệp, có vai trò quan trọng bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp.
Các bước lập kế hoạch cho bản thân hiệu quả nhất
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bạn hãy dành một thời gian đủ lâu để bắt đầu liệt kê ra giấy những mục tiêu mà bạn muốn đạt được, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng nhất, đánh giá mục tiêu nào được và chưa được, mục tiêu nào nên thực hiện trước và mục tiêu nào nên thực hiện sau.
Để có được động lực vững chắc hơn trong quá trình thực hiện, bạn nên suy nghĩ về lý do mà bạn muốn thực hiện mục tiêu này là gì? Điều quan trọng nhất vẫn chính là hiểu được bản thân thật sự muốn gì, mong muốn đạt được điều gì trong tương lai. Nó sẽ là điểm tựa vững chắc để giúp bạn vượt qua mọi khó khăn khi bắt đầu mục tiêu đó mà không bỏ cuộc. Hãy bắt đầu hình dung rõ nét bức tranh thành công khi đạt được và đặt ra thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Mặc dù, thời gian dự đoán hoàn thành sẽ bị thay đổi do tác động từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng kế hoạch chính là công cụ hỗ trợ bạn từng bước tiến gần đến thành công hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Nếu thời gian thực hiện của bạn quá dài 4, 5 năm sẽ khiến bạn dễ dàng nản chí và kiệt sức, đôi khi là mất phương hướng và không có mốc thời gian cụ thể để thực hiện mục tiêu dễ dàng bởi có quá nhiều thay đổi, phát sinh. Vì vậy, việc cụ thể hóa các việc cần làm, càng cụ thể càng tốt. Khi bạn đã thiết lập các mục tiêu lớn, có được bức tranh lớn, bạn có thể chia mục tiêu lớn của mình thành những phần nhỏ hơn với thời gian ngắn hơn.
ví dụ: kế hoạch của bạn có thời gian là 5 năm, hãy chia rõ kế hoạch nhỏ theo từng năm một, rồi mỗi năm sẽ chia nhỏ ra theo 12 tháng.
Việc chia nhỏ thời gian thực hiện sẽ cho bạn thấy các nhiệm vụ cụ thể và chi tiết, đóng vai trò rất lớn trong việc khuyến khích , tạo nguồn cảm hứng tốt hơn cho bạn. Việc làm này đặc biệt có ích nếu như chiến lược của bạn phức tạp hơn, đi từ những mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn bạn sẽ dễ dàng tiến bộ và thành công hơn.
Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh là gì và sự thành bại của doanh nghiệp?
Bước 3: Tìm hình mẫu mà bạn muốn trở thành
Khi đã xác định được kế hoạch cụ thể, bạn hãy tìm hiểu về mục tiêu đó, vì ở trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có người đã đi trước, bạn có thể tìm hiểu từ những người xung quanh như: bố mẹ, bạn bè, anh chị em, cô chú,…. Những người đã có thâm niên trong mục tiêu mà bạn dự định. Hãy lựa chọn ra người bạn đánh giá cao nhất và nghiên cứu đường đi của họ. Điều đó, sẽ gợi ý cho bạn hướng đi tốt và rút ngắn thời gian tìm hiểu các thông tin đại trà không đi vào thực tế, vừa mất công sức vừa mất thời gian. Song song đó, bạn sẽ loại bỏ bớt được những rủi ro, tiến đến thành công nhanh chóng hơn.
Bước 4: Linh hoạt trong mục tiêu
Không phải mục tiêu nào đề ra cũng hoàn thành theo đúng thời gian dự tính 100%, bởi cuộc sống luôn thay đổi, chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy đến. Vì thế, trước khi thực hiện kế hoạch đó, bạn hãy dành thêm thời gian để liệt kê những rủi ro mình sẽ gặp phải, nếu bạn thực sự chấp nhận được những khó khăn đó thì hẵng bắt đầu thực hiện mục tiêu. Điều đó không chỉ giúp bạn chuẩn bị sẵn tinh thần khi có thể gặp những sự cố hay thất bại mà còn giúp bạn giảm bớt sự rối trí và nản lòng. Tinh thần của bạn sẽ nhanh chóng được vực dậy tinh thần, nắm bắt được tình hình và linh hoạt xoay chuyển mục tiêu của mình sao cho hợp lý nhất, điều đó là tiền đề để bạn có hướng đi mới đúng đắn hơn.
Bước 5: Tạo môi trường tích cực
Sau 4 bước trên, đây là bước khá quan trọng, bởi khi bắt đầu mục tiêu của chính mình, ngoài những thiện chí nhận được, bạn sẽ nhận không ít những ý kiến trái chiều từ chính người thân, gia đình hay bạn bè xung quanh. Bởi mỗi người sẽ có những góc nhìn và nhận định khác nhau, mặt khác những phản hồi tiêu cực đó còn đến từ việc họ không đủ kinh nghiệm, sự tự tin hoặc tầm nhìn để hiểu được những gì bạn nhìn thấy. Vì vậy, việc lựa chọn chia sẻ bản kế hoạch của bạn cho ai cũng rất cần thiết mà điều quan trọng là hãy đặt niềm tin vào bản thân, hiểu được chính mình sẽ không bị lung lay bởi những lời phê phán tiêu cực từ người khác. Hãy tạo cho mình một môi trường tích cực, thường xuyên tiếp xúc với những người đang không ngừng phấn đấu vì ước mơ, có cùng chí hướng, có thể hiểu được bạn, đó sẽ là nguồn động lực to lớn.
Top các mẫu lập kế hoạch cho bản thân ấn tượng
Mẫu lập kế hoạch cho bản thân trong công việc
Xem thêm: Tổng hợp mẫu kế hoạch công việc dành cho người lao động
Mẫu lập kế hoạch cho bản thân trong công việc trong tháng
Mẫu kế hoạch kinh doanh cho bản thân
- Giới thiệu:
Tên: ……………………Ngày sinh: ……………….
Địa chỉ ………………….
Số điện thoại: ………………
Email: ………………….
Chức vụ: ………………..
Trình độ học vấn: ………………
- Tóm tắt kinh doanh
Đối tượng khách hàng:………………….
Doanh thu: ……………………………….
Lợi nhuận đạt được: ………………..
Vốn cần có: …………………….
Mô tả lịch sử của sản phẩm – dự án: ………………….
Thị trường, địa điểm: ……………………..
Về hình thức pháp lý: …………………..
Kế hoạch thực hiện và kế hoạch tài chính: …………………
Tóm tắt dịch vụ/sản phẩm: ……………………
- Các sản phẩm và các dịch vụ
Giới thiệu chi tiết sản phẩm/dịch vụ: ……………….
Tính cạnh tranh: …………………..
Quảng cáo: ………………..
Nguồn hàng: ………………
Công nghệ: ……………………………….
Các dịch vụ/sản phẩm trong tương lai: ………………….
- Phân tích thị trường
Tóm tắt: …………………….
Phân đoạn thị trường: …………………………
Phân tích về ngành:……………………….
Những thành viên tham gia tới ngành: ……………………
Các loại phân phối: ……………………………
Các loại cạnh tranh và mua hàng: …………………….
Đối thủ cạnh tranh chính: ………………………
Phân tích thị trường: …………………………….
5. Chiến lược và việc thực hiện
Tóm tắt: ………………
Chiến lược Marketing: ………………..
Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: …………………
Chiến lược về giá cả: ………………………
Chiến lược quảng cáo: …………………….
Chiến lược phân phối: ……………………….
Chương trình marketing: …………………………..
Chiến lược bán hàng: ………………………………
Dự báo về bán hàng: …………………………………
Kế hoạch về bán hàng: ………………………………………
Dịch vụ và hỗ trợ: ………………………………………….
- Quản lý
Tóm tắt: ……………….
Cơ cấu tổ chức: ………………………………………………..
Nhóm quản lý: ……………………………………
Sự khác biệt của nhóm quản lý:………………………….
Kế hoạch nhân sự: …………………………….
Xem xét các phần quản lý khác: …………………….
Kế hoạch tài chính: …………………………
- Nguồn vốn
Số vốn:…………..
Phần lời lãi:………………
Phương thức huy động vốn: ………………………..
Tải mẫu lập kế hoạch file world
Mẫu kế hoạch cho bản thân viết ra giấy
Kế hoạch của bạn sẽ được hình dung rõ ràng hơn khi bạn có thể viết những mục tiêu của mình ra giấy. Bạn có thể chia nhỏ từng mục bằng những gạch đầu dòng hay vẽ sơ đồ thông minh, miễn sao phù hợp với bạn. Một nét mực mờ vẫn tốt hơn một trí nhớ tốt. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng việc bạn viết những mục tiêu ra giấy và dán chúng lên bàn học, laptop,… sẽ giúp bạn thực hiện chúng một cách hiệu quả hơn.
Mẫu kế hoạch từ những người đi trước
Trong bất kỳ lĩnh vực nào đó đều sẽ có những người đi trước đã tạo dựng được những thành công nhất định. Thế nên bạn có thể lấy họ làm mẫu người để mình noi theo và vạch ra những kế hoạch cụ thể. Một số những người thành công vượt trội thường có những chia sẻ kinh nghiệm thậm chí là cho ra đời những quyển tự truyện. Bạn có thể tham khảo qua chúng và bắt đầu định hướng cho chính mình.
Nếu bạn vẫn còn đang mông lung về những dự định trong tương lai, hãy tìm hiểu về những người đã thành công trong lĩnh vực của bạn.
Mẫu lập kế hoạch cho bản thân khi ra trường
Sẽ thật khó khăn khi ngay từ lúc bắt đầu bạn đã đưa ra một kế hoạch lớn để thực hiện. Hãy chia chúng thành nhiều ý nhỏ hơn với mức thời gian ngắn hơn thích hợp. Càng cụ thể những việc cần làm, càng mang đến hiệu quả tốt hơn. Cách làm này rất hữu dụng trong nhiều lĩnh vực, hãy thử và trải nghiệm.
Tại sao cần lập kế hoạch cho bản thân?
Trên thực tế, bất kỳ mục tiêu nào cũng cần phải có một kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Thử tưởng tượng, khi bạn bắt tay vào làm mà không có bất kì một chiến lược nào, điều đó sẽ khiến cho bạn dễ dàng bị mất phương hướng, bạn sẽ không biết mình phải làm gì tiếp theo, luôn trong trạng thái vô định, và đôi khi dẫn đến việc mục tiêu đó bị trì hoãn vì mọi khó khăn xuất hiện bạn không thể lường trước dẫn đến chán nản và bỏ cuộc.
Xem thêm: Mục tiêu kinh doanh là gì? Các bước để lập mục tiêu kinh doanh
Việc lập kế hoạch sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi thế, khi liệt kê kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ mô phỏng được quá trình của mục tiêu bạn hướng tới, từ đó dễ dàng nhìn thấy được những khó khăn và kiểm soát được những rủi ro phát sinh và tăng tỷ lệ thành công cho mục tiêu đó. Lập kế hoạch sẽ giúp bạn dễ dàng bước đến thành công mỹ mãn. Chính vì thế, trước khi làm bất cứ việc gì, bạn đều cần có kế hoạch cho bản thân một cách rõ ràng, tỉ mỉ.
Trên đây là những mẫu lập kế hoạch cho bản thân bạn cần lưu ý. Mong rằng sau bài viết trên, News.timviec giúp bạn thu thập được cho mình những thông tin bổ ích và hỗ trợ bạn phát triển tốt hơn trong tương lai của mình nhé!