Maintenance là gì? Tầm quan trọng của bộ phận bảo trì với doanh nghiệp
Maintenance có nghĩa là bảo trì, một thuật thường được sử dụng nhiều trong ngành kỹ thuật. Vậy công việc Maintenance là gì? Vai trò của bộ phận bảo trì đối với các doanh nghiệp là gì? Xem bài viết để được giải đáp nhé!
Khái niệm Maintenance
Maintenance là gì?
Maintenance trong tiếng Anh có nghĩa là bảo trì, bảo vệ, bảo quản. Trong ngành kĩ thuật, thuật ngữ này được hiểu là bảo trì. Đây là quy trình quan trọng, giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho các thiết bị, máy móc.
Quy trình bảo trì đều cần phải tuân thủ theo trình tự để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bước trong một quy trình bảo trì bao gồm:
- Kiểm tra chức năng của thiết bị, máy móc
- Sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, máy móc, bộ phận của thiết bị, cơ sở hạ tầng xây dựng và các tiện ích được lắp đặt tại cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
Các ngành cần đến hoạt động Maintenance
Maintenance là gì? Phải nói rằng đối với các doanh nghiệp nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển. Đặc biệt, một số ngành công nghiệp đặc thù, công tác bảo trì chính là yếu tố then chốt, bắt buộc không thể bỏ qua. Một số lĩnh vực đặc biệt cần đến công tác bảo trì trong quá trình hoạt động gồm:
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
- Ngành nhà hàng
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô
Xem thêm: Bpo là gì? Tầm quan trọng của Bpo trong doanh nghiệp
Phân loại các Maintenance phổ biến
Maintenance được phân loại thành 4 dạng phổ biến mà những người làm công việc này cần nắm rõ. Sự phân loại đó gồm có:
Bảo trì khắc phục – Corective Maintenance
Bảo trì khắc phục được sử dụng ngay trong trường hợp vừa phát hiện sự cố trên một máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền sản xuất. Mục đích của hoạt động bảo trì này hướng đến kết quả làm cho máy móc có thể hoạt động bình thường trở lại.
Loại bảo trì khắc phục này thường được các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ban đầu khi tổ chức sản xuất. Nhân sự thuộc bộ phận bảo trì sẽ áp dụng phan loại dạng bảo trì để lên kế hoạch khắc phục sự cố kịp thời.
Bảo trì định trước – Predetermined Maintenance
Bảo trị định trước thường ít được nhắc đến trong quá trình vận hành máy móc bởi nó không phụ thuộc vào tình trạng máy móc thực tế. Thông thường nó sẽ dựa vào chương trình được cung cấp từ phía nhà sản xuất máy móc. Các chương trình này được thiết lập dựa trên sự am hiểu về các cơ chế thất bại cũng như thời gian trung bình để thất bại qua các quá trình quan sát.
Loại bảo trì này không đảm bảo được các bộ phận trên thiết bị sẽ không gặp sự cố. Bởi lẽ, các chương trình vận hành của máy móc đều được nhà sản xuất dựa trên thống kê về lỗi, nhưng chúng không tính đến trạng thái thực tế của thiết bị đó.
Bảo trì dựa trên điều kiện – Condition based Maintenance
Đây là dạng bảo trì phức tạp nhất trong số các Maintenance. Việc thực hiện dạng bảo trì này cần dựa trên điều kiện hướng đến mục tiêu ngăn chặn sự thất bại và yêu cầu kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng.
Hiệu quả của quá trình thuộc về hệ thống. Mọi dữ liệu thu thập được tự động từ xa hoặc trên hiện trường nhờ kết nối internet với thiết bị, để đảm bảo rằng nó không bị kiểm soát liên tục. Đặc biệt, hoạt động này cần đến yếu tố về ngân sách rất lớn.
Bảo trì phòng ngừa – Preventive Mainteenance
Hoạt động này được áp dụng bởi đội ngũ kỹ thuật viên hoặc người quản lý trước khi máy móc, thiết bị,… xảy ra sự cố. Mục đích của dạng bảo trì này để hạn chế sự hỏng hóc hoặc xuống cấp linh kiện, thiết bị, phụ tùng.
Để thực hiện loại Maintenance này, các cá nhân cần phải xem xét lịch sử bảo trì từng bộ phận, theo dõi các sự cố trong quá khứ. Do đó, có thể xác định được phạm vi thời gian trong đó một bộ phận của máy móc có thể bị hỏng.
Tham khảo – Phần cứng là gì? Bật mí cơ hội hấp dẫn của nghề kỹ sư Hardware
Vai trò của Maintenance với các doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của của hoạt động bảo trì có ảnh hưởng đến năng suất, sự phát triển nên các doanh nghiệp đều rất quan tâm vấn đề này. Có thể nói, Maintenance đóng một vai trò quan trọng đối với các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp hiện nay. Một số vai trò cơ bản của bảo trì gồm có:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác duy trì, đảm bảo nguồn lực được vận hành tốt
- Giúp kiểm soát về ngân sách và thời gian để đảm bảo quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả tối đa các cơ sở vật chất
- Đảm bảo sự thành công bền vững của một doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm
Việc không xem trong quy trình bảo trì sẽ khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ khi xảy ra sự cố. Không chỉ ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành còn tiêu tốn chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nhân công.
Xem thêm: Mã số doanh nghiệp là gì? Có thể dùng mã doanh nghiệp như mã số thuế không?
Qua bài viết trên, các độc giả của News.timviec có lẽ đã hiểu hơn về khái niệm Maintenance là gì? Hi vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi đã mang lại những thông tin hữu ích nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!