Mã số doanh nghiệp là gì? Có thể dùng mã doanh nghiệp như mã số thuế không?
Mã số doanh nghiệp là gì? Nếu quyết toán thuế thì có thể sử dụng mã doanh nghiệp tương tự như mã số thuế hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Mã số doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại điều 30, luật doanh nghiệp 2014: Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi hệ thống đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ có một mã số duy nhất và sẽ bị hủy bỏ nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản.
Hiểu đơn giản: mã doanh nghiệp là một mã số mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp để công ty đó có thể sử dụng trong suốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Mục đích của mã số doanh nghiệp là gì?
Đối với các doanh nghiệp, việc có mã số doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạch toán, kê khai thuế, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của mình đối với cơ quan quản lý nhà nước một cách thuận lợi.
Xem thêm: Thuế môn bài là gì? Những điểm khác biệt so với lệ phí môn bài?
Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?
Theo quy định tại điều 8, nghị định 78/2015/NĐ – CP về mã số doanh nghiệp có những điều sau:
- Mỗi doanh nghiệp được cấp một dãy số duy nhất được gọi là mã số doanh nghiệp. Đoạn mã này đồng thời cũng là MST của công ty.
- Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và sẽ không được cấp lại cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
Từ quy định trên, mã số doanh nghiệp hiện cũng đồng thời là mã số thuế để các công ty có thể dễ dàng tiến hành việc hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc đồng bộ mã doanh nghiệp và MST sẽ giúp cho việc quản lý của cơ quan chức năng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Những thủ tục văn bản giấy tờ có liên quan đến hoạt động quyết toán cũng sẽ được đơn giản hóa hơn nữa.
Nguyên tắc cấp mã doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại điều 2, thông tư 127/2015/TT-BTC, nguyên tắc để cấp mã doanh nghiệp hiện sẽ được thực hiện dựa theo hệ thống đăng ký thuế thuộc tổng cục thuế. Sau khi các doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ một cách hợp lệ thì hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ tự động hoàn trả lại kết quả trong một thời gian nhất định. Thông thường sau khoảng 03 ngày kể từ khi nộp hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ nhận được mã số cho riêng mình.
Hồ sơ đăng ký mã số doanh nghiệp là gì?
Để đăng ký mã doanh nghiệp, các công ty cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê khai kèm theo (nếu có)
- Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp (không yêu cầu chứng thực)
- Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01
- Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02
- Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03
Những lưu ý về mã số doanh nghiệp là gì
Khi đăng ký mã số doanh nghiệp là gì, các công ty sẽ cần phải chú ý những điều sau:
- Các công ty chỉ được cung cấp một mã số duy nhất. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của công ty và sẽ không được cung cấp lại cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, nộp hồ sơ thủ tục phá sản thì mã doanh nghiệp sẽ chấm dứt hiệu lực.
- Mã doanh nghiệp được tạo, gửi và nhận thông tin tự động từ hệ thống thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp và được ghi rõ trên chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý nhà nước sẽ sử dụng mã số doanh nghiệp để trao đổi các thông tin khác nhau cho doanh nghiệp.
- Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp sẽ được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp.
Tham khảo: Cơ hội việc làm kế toán – kiểm toán mới nhất 2021
Trên đây là chi tiết về mã số doanh nghiệp là gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức tốt hơn trong hoạt động tài chính doanh nghiệp hiện nay để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho riêng mình.