Lương cơ sở là gì? Sự khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản
Mức lương cơ sở là gì? Đây là câu hỏi mà người lao động nào cũng phải trả lời được vì nó liên quan mật thiết đến quyền lợi của họ.
Xem các công việc có mức lương hấp dẫn tại đây
- Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các khoản lương khác
- [HƯỚNG DẪN] Cách tính lương tháng 13 chuẩn nhất cho người lao động
Lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở hiểu một cách đơn giản thì nó chính là mức lương thấp nhất, nó là cơ sở để dựa vào đó tính mức lương trong bảng lương cũng như mức phụ cấp, mức hoạt động phí , các khoản trích và các chế độ khác.
Nói 1 cách dễ hiểu hơn thì mức lương cơ sở là mức lương làm căn cứ để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho cán bộ công nhân viên chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, nó cũng là mức lương để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.
Mức lương cơ sở qua các năm
Sau khi đã biết được lương cơ sở là gì, chúng ta cần nắm rõ mức lương cơ sở qua các năm để hình thành sự hiểu biết cơ bản. Dưới đây là mức lương cơ sở do nhà nước quy định từ năm 2013 đến năm 2019 và năm 2019 trở về sau:
- Năm 2013 – 2016: Mức lương cơ sở giai đoạn này là 1.150.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.
- Năm 2016 – 2017: Mức lương cơ sở giai đoạn này là 1.210.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/5/2016
- Năm 2017 – 2018: Mức lương cơ sở giai đoạn này là 1.300.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2017
- Năm 2018 – 2019: Mức lương cơ sở giai đoạn này là 1.390.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/6/2019
- Từ năm 2019 trở đi: Mức lương cơ sở 2019 được nâng từ 1.390.000 đồng/tháng lên thành 1.490.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.
Phân biệt lương cơ bản và lương cơ sở
Bạn hiểu rõ định nghĩa tiền lương cơ sở là gì, thế nhưng liệu bạn có dám chắc mình không bao giờ nhầm lẫn giữa lương cơ sở và lương cơ bản? Khái niệm lương cơ bản và lương cơ sở cực kỳ dễ nhầm lẫn bởi không phải ai cũng có thể hiểu được bản chất của 2 loại lương này để mà phân biệt cho đúng. Cùng phân biệt 2 loại lương này nhé!
Cơ sở pháp lý
Lương cơ sở đã được quy định rất rõ ràng, rành mạch trong luật pháp của Việt Nam. Mức lương cơ sở ở mỗi một giai đoạn đều khác nhau và luôn có 1 con số cụ thể để xác định. Trong khi đó lương cơ bản không được quy định trong luật, nó chỉ là một cách gọi và thường được thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở là các cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, người được hưởng chế độ thuộc khu vực Nhà nước như: cơ quan Nhàn nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị/xã hội, các đơn vị nhận hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước… Mức lương này không áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị ngoài khu Nhà nước.
Ngược lại, mức lương cơ bản lại áp dụng cho cả khu vực thuộc Nhà nước và ngoài nhà nước. Nói 1 cách dễ hiểu hơn, nó được sử dụng rộng rãi đối với tất cả người lao động các ngành nghề và các đơn vị sử dụng lao động nói chung.
Cách tính lương cơ sở và lương cơ bản
Cũng bởi lý do lương cơ sở đã được luật pháp quy định rõ ràng bằng con số cụ thể còn lương cơ bản thì không, cho nên cách tính 2 loại lương này cũng có nhiều sự khác biệt. Lương cơ sở dễ dàng tính toán hơn vì đã có luật pháp làm cơ sở còn lương cơ bản thì cần phải xác định và dựa trên nhiều yếu tố mới có thể tính ra được. Dưới đây là cách tính lương cơ bản:
Trường hợp 1: Tính lương cơ bản cho cán bộ, công nhân viên chức của các đơn vị thuộc Nhà nước
Vì trực thuộc Nhà nước nên công thức tính lương cơ bản của những đối tượng này sẽ dựa theo mức lương cơ sở do nhà nước quy định và hệ số lương.
Công thức là: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương (lấy mức lương cơ sở mới nhất để tính, ví dụ như mức lương cơ sở của năm 2019 là 1.490.000 VNĐ thì lấy con số đó x hệ số lương).
>> Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số chuẩn nhất hiện nay
Trường hợp 2: Tính lương cơ bản cho người lao động của các doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước sẽ phụ thuộc vào mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.
Mức lương cơ bản của người lao động của các doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực Nhà nước sẽ được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng hiện được luật pháp quy định như sau:
- Doanh nghiệp thuộc vùng I, mức lương tối thiểu vùng là: 4.180.000 VNĐ /tháng.
- Doanh nghiệp thuộc vùng II, mức lương tối thiểu vùng là: 3.710.000 VNĐ/tháng.
- Doanh nghiệp thuộc vùng III, mức lương tối thiểu vùng là: 3.250.000 VNĐ/tháng.
- Doanh nghiệp thuộc vùng IV, mức lương tối thiểu vùng là: 2.920.000 VNĐ/tháng.
Doanh nghiệp của bạn thuộc vùng nào thì sẽ tính lương cơ bản cho người lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng của khu vưc đó. Hãy lưu ý rằng mức lương cơ bản không thể nhỏ hơn mức lương tối thiểu vùng. Với những người lao động đã học nghề hoặc được đào tạo nghề thì lương cơ bản của họ phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu 7%.
Trên đây là những thông tin hữu ích về lương cơ sở là gì, mức lương cơ sở ở Việt Nam qua các năm và cách phân biệt lương cơ sở và lương cơ bản. Nếu bạn là người lao động thì đọc ngay đừng bỏ lỡ nhé!