Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng?

Lòng tự trọng luôn là một phẩm chất cao đẹp cần có trong mỗi cá nhân trong cuộc sống. Với những người có đức tính này họ luôn biết cách giữ gìn nhân phẩm, đạo đức. Vậy thực chất lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là sự coi trọng phẩm chất, tư cách, danh dự của chính bản thân mình. Đây là đức tính luôn phải có trong mỗi người, nếu không có đức tính tự trọng con người sẽ thường mất đi cả giá trị của chính mình. Nó được hiểu gần tương đồng với tự tôn.

Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng? - Ảnh 1
Lòng tự trọng là gì?

Xem thêm: Tự lập là gì? Bạn nhận được gì khi lựa chọn sống tự lập?

Lòng tự trọng có thể có người luôn thể hiện ra bên ngoài, có người lại không. Nó còn góp phần xây dựng nên nhân cách, hình ảnh của một người nhằm góp phần đánh giá sự tôn trọng và tín nhiệm của mọi người đối với một ai đó.

Người có lòng tự trọng là gì?

Người có lòng tự trọng là người hiểu được bản thân mình muốn gì, có gì, tự hào về điều gì mà không thể bất kỳ ai xâm phạm đến điều đó. Họ luôn biết cách bảo vệ lòng tự trọng cho chính mình và không hành động với những điều trái với lương tâm và đạo đức.

Vì sao mỗi chúng ta đều nên có lòng tự trọng?

Đầu tiên là nó rất quan trọng trong khi mỗi chúng ta có đức tính tự trọng các bạn sẽ biết các tôn trọng và yêu thương từ bản thân đến mọi người xung quanh. Mà tôn trọng chính là phẩm chất giúp kết nối giữa người với người, xây dựng nên nền móng vững chắc với các mối quan hệ bền bỉ hơn.Bởi xã hội luôn cần sự gắn kết, tương tác, dù bạn có sống hướng nội hay ngại giao tiếp, cũng không thể sống cô lập với xã hội mãi được. Nếu bạn rèn luyện và trang bị cho mình đức tính tự trọng, sẽ giúp cho những mối liên kết xung quanh được lâu dài và bền chặt hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng? - Ảnh 2
Vì sao mỗi chúng ta đều nên có lòng tự trọng?

Xem thêm: Kỷ luật là gì? Yếu tố quan trọng dẫn đến con đường thành công

Thứ hai là khi con người có lòng tự trọng, họ sẽ biết cách bảo vệ lương tâm của chính mình, không hành động theo bản năng, bởi lý trí và đạo đức sẽ ngăn cản không cho họ làm những hành vi sai trái, đi ngược lại với đạo đức và lương tâm của con người. Trước khi làm bất kì điều gì, người có lòng tự trọng sẽ suy xét rất kỹ những mặt lợi, mặt hại, suy nghĩ ra hướng đi tốt nhất để không làm những điều ảnh hưởng, hay giảm đi những sai lầm không đáng có.

Ý nghĩa của lòng tự trọng 

Lòng tự trọng không chỉ mang lại điều tích cực trong cuộc sống mà nó còn là một phẩm chất tốt cần được rèn luyện và duy trì. Cuộc sống luôn bộn bề những chông gai và thử thách, lòng tự trọng cũng là phẩm chất giúp chúng ta có động lực vượt qua mọi khó khăn, tiến về phía trước và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Khi con người sở hữu đức tính này, trong mặt mọi người họ đều là những người có giá trị và mức độ uy tín cá nhân rất cao, được yêu quý và tôn trọng. Ngoài ra, lòng tự trọng còn chính là thước đo của sự tôn trọng, khi họ nhìn vào thực sự tôn trọng những người xung quanh, họ sẽ nhận lại sự nể phục và tôn trọng của mọi người.

Người tự trọng có những biểu hiện nào?

Trong cuộc sống hằng ngày, để nhận diện được người có lòng tự trọng rất đơn giản mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:

Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng? - Ảnh 3
Người tự trọng có những biểu hiện nào?
  • Họ luôn là người giữ được phẩm chất đáng quý của mình, không hành động hay để bất kì điều gì làm hạ thấp đi lòng tự trọng của họ.
  • Khi nhặt được tiền hay đồ vật rơi, sẽ tìm cách giả lại cho người bị mất.
  • Sống chính trực, minh bạch, không tham lam của cải, vật chất bất chính.
  • Phong thái ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, khiêm nhường
  • Trang phục gọn gàng, phù hợp với mọi hoàn cảnh, không quá lố lăng hay hở hang.
  • Lỡ va chạm tại mọi tình huống như: va quệt xe máy, đi đường lỡ đụng trúng hay có lỡ bị dẫm vào giày,…họ cũng sẽ không có thái độ quá gắt gao. Trường hợp đối phương bị nặng, sẽ đưa họ vào bệnh viện.
  • Khi tham gia giao thông, luôn đảm bảo an toàn tuân thủ luật lệ, không thể hiện đánh võng, lạng lách, vượt ẩu,…

Để nâng cao lòng tự trọng cần làm gì?

Khi trang bị được lòng tự trọng, bạn sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian để nâng cao giá trị của bản thân. Dưới đây là các cách có thể lưu ý để nâng cao được đức tính tự trọng trong mỗi chúng ta:

Ngừng so sánh bản thân với người khác

Mỗi cá thể tồn tại trên cuộc sống đều có xuất phát điểm và những điểm mạnh không giống nhau. Việc áp lực bởi những thành công của những người khác, tưởng chừng như là động lực lớn để bạn cố gắng nhưng thực tế, nó càng thêm nhấn chìm sự tự tin của bạn xuống, Mà không biết rằng, để thành công được như vậy, họ cũng nếm trải qua không ít những lần thất bại và cố gắng vực dậy bao nhiêu lần. Đó hoàn toàn là sự so sánh khập khiễng và không hợp lý, bạn sẽ dần mất niềm tin vào bản thân, lấy người khác ra đo lường giá trị của chính mình. Bạn sẽ ngừng so sánh, khi bạn thực sự hiểu được chính bản thân mình, biết được điểm mạnh, sở thích và rèn luyện được tính tự trọng. Khi đó, tinh thần sẽ thoải mái hơn rất nhiều, tập trung hoàn toàn vào bản thân, nuôi dưỡng sự tự tin và khai thác tốt những điểm mạnh đang sở hữu để nâng cao giá trị của bản thân.

Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng? - Ảnh 4
Ngừng so sánh bản thân với người khác

Xem thêm: Tự ti là gì? Tìm hiểu về cách để vượt qua sự tư tin hiệu quả

Suy nghĩ chín chắn, tin tưởng vào bản thân

Trong mọi tình huống, mọi vấn đề, khi bạn có cái nhìn tích cực sẽ luôn giúp bạn rất nhanh thoát khỏi những u mê tiêu cực. Hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan, thái độ sống lành mạnh, hạn chế tiếp thu những sự kiện không tích cực, tránh xa những điều xấu. Khi bạn tin tưởng hoàn toàn vào bản thân thì đó cũng chính là chỗ dựa vững chắc cho bạn. Sẽ biết cách tự động viên, an ủi chính mình khi thiếu đi động lực hay xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

Quan tâm và giúp đỡ mọi người

Khi bạn mở lòng giúp đỡ nhiều người, khoan dung khi họ làm những điều không đúng, không để những sân hận hay ích kỷ trong người thì tự khắc bạn sẽ thấy lòng mình thật đơn giản, nhẹ nhàng và yên bình. Bạn sẽ nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn rất nhiều lần. Bởi khi bạn cho đi điều gì, dù có nhận lại được hay không, thì điều đó cũng giúp bạn cảm thấy an nhiên và hài lòng về bản thân. Đây là yếu tố cốt lõi giúp bạn nâng cao thêm tính tự trọng trong mình.

Lòng tự trọng là gì? Tại sao nên có lòng tự trọng? - Ảnh 5
Quan tâm và giúp đỡ mọi người

Xem thêm: Self confidence là gì? Những tiết lộ về self confidence

Hiện thực hoá niềm tin của bản thân

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có đến hàng trăm suy nghĩ khác nhau trong đầu của mỗi người. Vì vậy, mỗi ngày hãy dành thời gian ghi lại hết những suy nghĩ của bạn vào một tờ giấy. Đôi khi bạn sẽ tìm ra được những mục tiêu hay ý tưởng hay cho phương hướng hành động tiếp theo. Khi hoàn thành được những mục tiêu nhỏ, sẽ là một lần tiếp thêm động lực khích lệ bản thân rất hiệu quả.

Lòng tự trọng là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị ở một người. Mong rằng với những giải đáp về “ Lòng tự trọng là gì?”, bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới về phẩm chất này và hãy trang bị thật tốt đức tính này để phát triển bản thân và xây dựng thêm nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp khác. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.