LCL là gì? Quy trình giao nhận hàng LCL shipment trong xuất nhập khẩu

LCL là gì? Đâu là quy trình giao nhận hàng LCL chi tiết trong hoạt động logisitic. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau 

LCL là gì? 

Trong lĩnh vực logisitic, LCL là viết tắt của Less than Container Loading – hàng xếp không đủ thùng chứa. Thuật ngữ này được dùng để chỉ một hình thức vận chuẩn hàng hóa khi chủ hàng muốn vận chuyển mà số lượng hàng hóa lại không đủ để đóng theo một container nhất định. Lúc này, hàng hóa sẽ cần phải được ghép chung với một người khác để đu dung lượng của container.

Hiểu đơn giản, hình thức vận chuyển hàng LCL là vận chuyển hàng hóa với đơn vị lẻ, có kết hợp nhiều lô hàng khác nhau vào cùng 1 container để vận chuyển tới các kho hàng đã định.

Xem thêm: Hàng nhập khẩu là gì? Vai trò và các hình thức nhập khẩu phổ biến

Lợi ích của việc giao hàng LCL trong xuất nhập khẩu 

Hình thức giao hàng LCL trong xuất nhập khẩu có rất nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể:

Tiết kiệm chi phí 

  • Đối với các chủ hàng: Nếu có số lượng hàng hóa nhỏ thì dịch vụ LCL shipment sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển cho chủ hàng
  • Đối với các công ty giao nhận: Nếu như khách hàng booking khối lượng hàng nhỏ, không đủ để đóng một container thì có thể đặt chủ lại qua một công ty giao nhận khác, được cọi là master consolidator để có thể trực tiếp mở cont gom hàng lẻ nhằm tiết kiệm tối đa chi phí.

Tiết kiệm thời gian 

Do có dịch vụ giao hàng lẻ, các chủ hàng không cần phải chờ đến khi có đủ hàng để đóng full contaner mới bắt đầu hợp đồng giao nhận. Với dịch vụ này, các chủ hàng có thể dễ dàng ghép đơn với những chủ hàng khác nhằm đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy, hàng sẽ được vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

LCL là gì? Quy trình giao nhận hàng LCL shipment trong xuất nhập khẩu - Ảnh 1
Lợi ích của việc giao hàng LCL

Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?

Điểm khác biệt giữa LCL FCL là gì ?

Đối với LCL

  • Là dịch vụ giao nhận khi có người gửi một kiện hàng nhỏ tới có thể đóng chung 1 container nhằm tiết kiệm nhất cho chủ hàng
  • Những bên đứng ra gom hàng để vận chuyển sẽ được gọi là consolidator
  • Các chung loại mặt hàng của hàng LCL hiện rất đa dạng
  • Hàng lẻ sẽ được đưa vào các kho CFS – Container Freight Station nhằm tập hợp lại để đóng ghép hàng

Đối với FCL 

  • Là hình thức vận chuyển hàng theo nguyên container
  • Hàng hóa của container là của riêng một chủ hàng
  • Các chủng loại mặt hàng thường đồng nhất để có thể đủ đóng 1 container
  • Chủ hàng có thể nhận vận đơn master bill of lading từ hàng tàu hoặc House bill of lading của công ty giao nhận phát hành
LCL là gì? Quy trình giao nhận hàng LCL shipment trong xuất nhập khẩu - Ảnh 2
Điểm khác biệt giữa LCL FCL là gì ?

Quy trình giao nhận hàng LCL là gì trong xuất nhập khẩu 

Quy trình nhập hàng lẻ LCL là gì

  • Bước 1: Bên xuất khẩu, nhập khẩu sẽ phải ký kết các hợp đồng thương mại sau khi đã hoàn thành các điều khoản thương lượng, đồng ý với các điều khoản như: chủng loại, đơn giá, điều khoản thanh toán, điều kiện incoterm được áp dụng…
  • Bước 2: Bên nhập khẩu sẽ cần phải tiến hành thủ tục xin giấy phép nhập khẩu nhằm hoàn thành thủ tục hải quan. Nếu như hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không cần xin giấy phép thì có thể bỏ qua bước này.
  • Bước 3: Bên mua sẽ cần tiến hành chuyển khoản đặt cọc hoặc thanh toán đầy đủ số tiền đã đàm phán từ trước đó. Bước này sẽ được thực hiện sau khi giấy phép nhập khẩu hàng hóa được hoàn thành.
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất giao hàng, bên bán sẽ cần phải hoàn thành toàn bộ chứng từ theo đúng các điều kiện incorterm được áp dụng cho vận chuyển LCL là gì. Những điều kiện về vận chuyển hàng LCL trong incoterms mới nhất có thể kể tới: EXW, FOB, CFR…..
  • Bước 5: Sau khi hàng LCL shipment được vận chuyển đến cảng. Bên nhập khẩu sẽ cần phải làm thủ tục hải quan để tiến hành thông quan cho lô hàng. Nếu không có đủ chứng từ để làm thủ tục, chủ hàng có thể sử dụng thêm các dịch vụ khai báo hải quan từ bên đối tác giao nhận.
  • Bước 6: Hàng hóa sau khi đã được thông quan sẽ được mang về kho CFS để chờ. Khi hàng hóa đã về đầy đủ tại kho CFS để có thể vận chuyển về kho riêng hoặc tới tay người dùng thì quy trình giao nhận LCL là gì sẽ kết thúc.
LCL là gì? Quy trình giao nhận hàng LCL shipment trong xuất nhập khẩu - Ảnh 3
Quy trình giao nhận hàng LCL là gì trong xuất nhập khẩu

Quy trình xuất hàng lẻ LCL là gì

  • Bước 1: Hai bên xuất khẩu, nhập khẩu sẽ cần phải ký kết hợp đồng sau khi đã đồng ý các điều khoản về giao dịch khác nhau.
  • Bước 2: Bên xuất khẩu sẽ nhận đặt cọc hoặc thanh toán đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết từ trước đó.
  • Bước 3: Dựa theo các điều kiện Incoterms đã đồng ý, bên xuất khẩu sẽ thực hiện giao hàng cho bên nhập khẩu theo hình thức hàng LCL.
  • Bước 4: Bên xuất khẩu sẽ phải gửi lại toàn bộ hồ sơ chứng từ xuất khẩu hàng hóa theo đúng như giao kết đã ký từ trước. Các chứng từ này cần được kiểm tra một cách kỹ lưỡng để có thể đảm bảo thủ tục thông quan diễn ra thuận lợi. Sau khi đã hoàn thành xong, 2 bên có thể tiến hành thanh lý hợp đồng và gửi nốt các khoản tiền còn lại nếu có

Xem thêm: FCA là gì? Chi tiết điều kiện giao hàng incoterm FCA

Trên đây là chi tiết về LCL là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm được những kiến thức cẩm nang nghề nghiệp trong lĩnh vực logisitic để nâng cao hơn nữa chuyên môn cho riêng mình.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.