Kỹ thuật viên là gì? Mô tả công việc của kỹ thuật viên
Trước sự phát triển không ngừng của ngành kỹ thuật, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kỹ thuật ngày càng tăng mạnh. Vậy nghề kỹ thuật viên là gì? Để trở thành nhân viên kỹ thuật cần những tố chất nào. hãy cùng tìm hiểu nhé!
Kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên hay còn được gọi là nhân viên kỹ thuật đều là những từ dùng để chỉ về một người có trình độ về kỹ thuật, đang làm các công việc liên quan tới kỹ thuật không đánh giá thông qua bằng cấp. Kỹ thuật viên có các vị trí nghề nghiệp cụ thể: kỹ thuật viên điện tử, kỹ thuật viên IT, kỹ thuật viên cơ khí…
Xem thêm: Nhân viên kỹ thuật điện là gì? Mức lương của vị trí công việc này
Theo đó để trở thành một kỹ thuật viên bạn cần có năng lực và kỹ năng làm việc liên quan tới các thiết bị điện, phần cứng, phần mềm và các thiết bị dùng trong chuyên môn, chuyên ngành. Và môi trường làm việc của các kỹ thuật viên cũng rất đa dạng. Họ có thể làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay các đơn vị kinh doanh các thiết bị công nghệ, điện tử.
Mô tả công việc của kỹ thuật viên
Dưới đây là nhiệm vụ công việc cơ bản của một nhân viên kỹ thuật cần đảm nhiệm:
Xem thêm: Kỹ thuật hàng không nên học trường nào để thành kỹ sư cơ khí máy bay
- Xây dựng quy trình lắp đặt, thiết kế, vận hành sản phẩm kỹ thuật
- Xây dựng quy trình bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm sau khi vận hành
- Trực tiếp kiểm tra và sửa chữa, cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bị.
- Đánh giá lại chất lượng của sản phẩm trước, trong, sau khi vận hành
- Trực tiếp xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành các máy móc, thiết bị các loại.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho những dự án kỹ thuật mới.
- Cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi định kỳ hệ thống điện, máy móc đang vận hành để có thể kịp thời xử lý những sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc.
- Quản lý tất cả các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sản phẩm kỹ thuật như: Báo giá, bản vẽ kỹ thuật, bảng báo cáo kiểm tra chất lượng,…
- Đóng góp ý kiến với cấp trên để cải tiến chất lượng sản phẩm kỹ thuật.
- Báo cáo định kỳ công tác bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu.
Các việc làm kỹ thuật viên phổ biến
Ở Việt Nam có nhiều ngành nghề cần tới vị trí kỹ thuật viên, thông thường sẽ có những vị trí kỹ thuật viên phổ biến như:
- Kỹ thuật viên IT: Kỹ thuật viên IT có nhiệm vụ sửa chữa, cài đặt và bảo trì các thiết bị công nghệ, máy tính. Ngoài ra nhân viên IT cũng có trách nhiệm xử lý các sự cố liên quan tới phần mềm, hệ thống mạng, server và các vấn đề khác ở máy tính.
- Kỹ thuật viên hóa học: Kỹ thuật viên hóa học cũng là vị trí việc làm khá phổ biến. Nhiệm vụ của họ liên quan tới các hoạt động xét nghiệm, xử lý các vấn đề liên quan tới hóa học như lọc hóa dầu, kỹ thuật y sinh hay xử lý chất thải,…..
- Kỹ thuật viên điện: Đây mà một trong những vị trí việc làm với nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất. Kỹ thuật viên có trách nhiệm thiết kế hệ thống mạng điện, xử lý các sự cố liên quan đến mạng điện, xử lý hệ thống thông tin liên lạc,….
- Kỹ thuật viên cơ khí: Làm các công việc liên quan tới việc thiết kế, lắp ráp, thi công các loại máy móc và thiết bị liên quan. Họ cũng có trách nghiệm đề ra các giải pháp cải tiến máy móc thiết bị cơ khí.
- Kỹ thuật viên xây dựng: Nhiệm vụ chung của vị trí này là thiết kế xây dựng nhà ở, công trình, cầu cống, tư vấn các giải pháp liên quan tới kỹ thuật xây dựng….
Mức thu nhập của kỹ thuật viên là bao nhiêu?
Hiện nay, mức thu nhập trung bình của một kỹ thuật viên sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 25 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí công việc, lĩnh vực hoạt động, nơi làm việc mà mức thu nhập sẽ có sự chênh lệch không giống nhau.
Ngoài mức lương cứng, các nhân viên kỹ thuật còn được hưởng một số yếu tố khác như: Kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, mức KPI của từng công ty. Theo khảo sát, các ngành kỹ thuật có mức lương cao nhất có thể kể đến là: hàng không, dầu khí, điều khiển và tự động hóa,…..
Xem thêm: Lương ngành kỹ thuật máy tính ở Việt Nam và cơ hội việc làm hiện nay
Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên kỹ thuật
Để trở thành một nhân viên kỹ thuật thành công, ngoài kiến thức chuyên môn, các bạn cũng cần thường xuyên rèn luyện các yêu cầu, kỹ năng dưới đây:
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong quá trình làm việc, vị trí này phải thường xuyên làm việc nhóm, vì vậy kĩ năng này là yếu tố không thể thiếu, cần được trau dồi thường xuyên. Không phải ai cũng có thể đảm nhiệm tất cả mọi công việc từ lắp ráp, khâu thiết kế đến giải quyết các vấn đề sự cố. Hãy tận dụng quãng thời gian đi học để rèn luyện thật tốt kỹ năng này.
Tìm tòi phân tích, khả năng tư duy cao
Tính chất công việc kỹ thuật thường liên quan đến thiết bị, hệ thống. Để có thể giải quyết các vấn đề thì đòi hỏi phải luôn cần sự tư duy liên tục. Việc Tư duy logic, khả năng sáng tạo khoa học, tốt cũng là một lợi thế rất lớn hỗ trợ cho công việc này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao khả năng này của một ứng viên.
Kinh nghiệm làm qua nhiều dự án
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tham gia các dự án sẽ được thầy cô hướng dẫn và góp ý chi tiết. Càng tham gia nhiều dự án, thì kinh nghiệm tích lũy được sẽ càng cao. Là cơ hội tốt để ứng viên có thể làm đẹp CV và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực, khả năng, dù ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế
Trường hợp không có điều kiện tham gia các dự án, các bạn cũng có thể lựa chọn làm kỹ thuật tại các công ty, xí nghiệp liên quan đến ngành học.
Xem thêm: Tips viết cv xin việc xây dựng không nhà tuyển dụng nào có thể từ chối
Kỹ năng máy tính
Công việc của kỹ thuật viên hầu hết liên quan tới tin học. Chính vì vậy, rất cần trang bị vững chắc kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như: Excel, Word, các phần mềm mô phỏng một cách thuần thục,….Để còn đường sự nghiệp thêm vững chắc, dễ dàng trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp, hãy trau dồi càng sớm càng tốt.
Khả năng tính toán chính xác
Việc sở hữu Khả năng tính toán nhanh là lợi thế rất lớn, nhưng cũng đòi hỏi phải có khả năng tư duy nhạy bén. Nếu để sai sót nhỏ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Đặc biệt với thiết bị kỹ thuật có tính ứng dụng cao thì càng cần sự chính xác ở các bản vẽ, và kế hoạch cần làm cẩn thận hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Kỹ thuật viên là gì? Mức thu nhập của kỹ thuật viên là bao nhiêu?” Đây là ngành nghề khá hot, nếu bạn thực sự yêu thích công việc này đừng chần chừ hãy bắt tay vào việc rèn luyện học tập và tạo một bộ hồ sơ xin việc để sẵn sàng ứng tuyển. Chúc bạn thành công!