Kỹ năng từ chối giúp bạn tránh việc rước họa vào thân nơi công sở
Kỹ năng từ chối là một điều rất khó để làm, nhất là trong môi trường teamwork như tại công sở hiện nay. Vậy, làm thế nào để có thể từ chối thật khéo mà không làm mình vô tình rước họa vào thân. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Lợi ích của việc có được kỹ năng từ chối khéo léo
Bản tính tâm lý của mỗi người thường có tinh thần thích giúp đỡ người khác ngay kể cả khi bạn không được yêu cầu. Vì thế, nhiều người thường quá lạm dụng việc này dẫn đến có những yêu cầu một cách thái quá. Tại môi trường công sở, chúng ta có thể thấy được khá nhiều trường hợp được yêu cầu một cách thái quá như: đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ công việc một cách vô lý, sếp giao việc làm ngoài giờ….. Những công việc này dù bạn khó có thể đáp ứng nhưng vẫn chấp nhận cho xong.
Có thể nói, sự tốt bụng đặt không đúng chỗ sẽ khiến cho bạn trở thành chân sai vặt của đội nhóm. Chính vì thế, hãy học kỹ năng từ chối, học cách nói không trong những lúc cần thiết. Hành động này sẽ không bị coi là ích kỷ. Chẳng ai có thể vui vẻ chấp nhận làm một công việc mà mình thừa biết là không thể đáp ứng được. Điều này chứng tỏ cho các đồng nghiệp biết được rằng giới hạn của bạn ở đâu. Và bạn cũng sẽ nhận ra được lợi ích tốt của việc học được kỹ năng từ chối này.
Xem thêm: Dân văn phòng nên trang bị những kỹ năng sau để tránh thị phi công sở
Làm thế nào để sử dụng kỹ năng từ chối ở nơi công sở?
Xác định rõ ràng mình có thể làm được những gì
Việc đầu tiên khi học kỹ năng từ chối đó là bạn phải xác định được rõ ràng mình có thể làm được điều gì. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ nội dung công việc trước khi nhận. Bên cạnh đó, nếu không thể giải quyết được, hãy giải thích lý do một cách nhẹ nhàng để họ có thể hiểu được tình thế khó khăn của bản. Nếu nhu bạn nó không một cách quá vội vàng sẽ khiến đồng nghiệp đánh giá bạn là người ích kỷ và xa lánh. Vì thế, hãy xác định rõ liệu mình có thể làm được hay không trước khi quyết định.
Không cần phải xin lỗi
Việc hỗ trợ lẫn nhau trong công việc là điều thường xuyên ở các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp các phòng ban có thể đạt được chỉ số KPI cao hơn mà còn tăng cường được sự đoàn kết nội bộ của công ty. Nhưng chúng ta không phải hoa hậu thân thiện. Nếu bạn không muốn hoặc không thể làm được do nhiều lý do, hãy tỏ ra dứt khoát trong việc từ chối. Đây không phải là nhiệm vụ của bạn nên bạn cũng không cần phải xin lỗi bất cứ ai.
Dập tắt ý định nhờ vả ngay từ đầu
Mặc dù giúp đỡ nhau là cách rất tốt để xây dựng mối quan hệ. Nhưng mỗi nhân sự đều có những nhiệm vụ riêng biệt. Nếu như bạn đã có quá nhiều project để xử lý trong một ngày. Đừng dại mua thêm sự mệt mỏi cho chính mình. Nếu đồng nghiệp đang có ý định nhờ vả mà bạn không muốn thực hiện, hãy dập tắt suy nghĩ của họ ngay từ trong trứng với những mẫu câu như: Công việc tôi quá nhiều rồi, nếu làm thêm giúp bạn thì rất dễ trễ deadline. Mặc dù đây chỉ là lời than thở vô tình nhưng nó cũng đánh tín hiệu cho người khác để thôi không nhờ đến bạn nữa. Qua đó, bạn cũng không cần mất quá nhiều thời gian để từ chối.
Xem thêm: Quà chia tay đồng nghiệp nghỉ việc nên tặng gì cho phù hợp với nam, nữ
Có thể nói, kỹ năng từ chối là một điều rất khó để học trong các kỹ năng văn phòng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều mẹo để từ chối hơn trong những trường hợp mình không muốn.