Khối B gồm những ngành nào? Top các ngành khối B dễ xin việc nhất
Trước ngưỡng cửa đại học, nhiều bạn vẫn còn băn khoăn về việc lựa chọn khối thi phù hợp cho mình. Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang không biết lựa chọn khối thi, ngành thi nào, vậy thì hãy cùng tìm hiểu bài viết sau về “ khối B gồm những ngành nào?” nhé.
Những môn thi và tổ hợp môn khối B
Ngành thuộc Khối B gồm có 3 môn chủ đạo là Toán, Hóa, Sinh. Đến nay thì các môn thi ở khối B đã được mở rộng thêm nhiều môn khác nhau như: môn Hóa và Sinh có thể thay thế bằng các môn Địa lý, Ngữ Văn, Lịch Sử, Khoa học xã hội, giáo dục công dân,….
Xem thêm: Học khối C nên chọn ngành gì để ra trường dễ xin việc nhất?
Các tổ hợp môn khối B
Cụ thể có các tổ hợp môn khối B như sau:
Tên khối | Môn thi |
B00 | Toán, Sinh Học, Hóa Học |
B01 | Toán, Sinh học, Lịch sử |
B02 | Toán, Sinh học, Địa lí |
B03 | Toán, Sinh học, Ngữ văn |
B04 | Toán, Sinh học, Giáo dục công dân |
B05 | Toán, Sinh học, Khoa học xã hội |
B08 | Toán, Sinh học, Tiếng Anh |
Khối B gồm những ngành nào?
Theo nhận định của nhiều người, khối B gồm nhiều ngành đa dạng khác nhau. Không chỉ liên quan đến lĩnh vực Y Dược mà còn nằm trong các lĩnh vực khác nhau như: xã hội, kinh tế, môi trường,…. Dưới đây là một số ngành học thuộc khối B:
- Kỹ thuật y học
- Y học dự phòng
- Điều dưỡng
- Dược
- Y tế công cộng
- Dinh dưỡng
- Y học cổ truyền
- Quản lý bệnh viện
- Xét nghiệm y học dự phòng
- Y đa khoa
- Lâm nghiệp đô thị
- Răng hàm mặt
- Công nghệ kỹ thuật địa chất (Mới)
- Lâm sinh
- Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
- Khuyến nông
- Công nghệ kỹ thuật Trắc địa
- Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước (Mới)
- Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ (Mới)
- Khí tượng học (Mới)
- Thủy văn (Mới
- Công nghệ kỹ thuật môi trường (Mới)
- Quản lý biển
- Quản lý đất đai (Mới)
- Quản lý tài nguyên và môi trường (Mới)
- Khí tượng thủy văn biển
- ……
Các ngành hot tại khối B dễ xin việc nhất
Ngoài những ngành đa dạng phía trên, để có định hướng tốt hơn trong việc lựa chọn ngành học. Dưới đây là một số ngành học tiêu biểu, được đánh giá là khá hot tại khối B, không chỉ có cơ hội việc làm mở rộng, mà đây còn là những ngành mang lại thu nhập khá cao. Hãy cùng tham khảo các ngành nghề phổ biến dưới đây:
Nhóm ngành Y – Dược
Y Dược là nhóm ngành chưa bao giờ hết hot, bởi nhu cầu sức khỏe luôn gắn liền với đời sống con người, nhu cầu nhân sự ở ngành này cũng tăng lên cao vì lý do đó. Mặc dù thi đầu vào không đơn giản, sức cạnh tranh giữa các sinh viên rất cao nhưng cơ hội việc làm sau khi ra trường là khá mở rộng. Trong nhóm ngành Y Dược có các ngành nghề như: Y tế công cộng, Y học cổ truyền, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật y học,….
Xem thêm: Dược sĩ là gì? Cơ hội việc làm ngành dược sĩ cho các sinh viên mới ra trường hiện nay
Các trường top đại học tuyển sinh viên ngành Y Dược như: Học viện Quân Y, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược Cần Thơ…..
Hiện ngành Y Dược đang có mức lương bình quân hấp dẫn trung bình khoảng 20 – 24 triệu đồng/tháng. Theo đó, nghề dược sĩ nhận được nhiều sự ủng hộ và lựa chọn cao nhất, bởi điều kiện thuận lợi khi làm việc và ít áp lực hơn so với bác sĩ hay y tá.
Nhóm ngành xây dựng, kiến trúc
Xây dựng và kiến trúc là ngành thi khối B phổ biến, với lượng lớn sinh viên xét tuyển hàng năm vào các trường đại học. Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết, nhu cầu nhân lực ngành Kiến trúc luôn cao và xu hướng đến 2020-2025, nhóm ngành này, được dự đoán là 1 trong 8 nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất với khoảng 10.800 người/năm. Để theo học khối B các bạn có thể đăng ký vào các chuyên ngành thuộc nhóm xây dựng, kiến trúc như: Ngành kinh tế và quản lý đô thị, ngành kỹ thuật xây dựng, ngành quản lý xây dựng, kỹ thuật cấp thoát nước, kỹ thuật môi trường,….tại các trường như: Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học xây dựng Hà Nội,….
Xem thêm: Công ty kiến trúc thiết kế hàng đầu Việt Nam [TOP 4]
Theo khảo sát cho thấy thì mức lương của xây dựng và kiến trúc sư trung bình đạt từ 15 – 20 triệu đồng/ tháng. Đối với người đã có kinh nghiệm lâu năm, có thể đạt tới 35 triệu đồng/ tháng.
Nhóm ngành công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng
Nhóm ngành công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng có nhu cầu đối với nhân sự, lao động trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm tại Việt Nam không ngừng gia tăng. Sau khi tốt nghiệp đại học các bạn sinh viên có thể theo làm các vị trí đa dạng khác nhau như: Chuyên gia công nghệ thực phẩm, kỹ sư công nghệ thực phẩm, nhà khoa học phát triển sản phẩm/quy trình chế biến thực phẩm, giám sát chế biến, quản lý chất lượng trong nhà máy, công ty sản xuất, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm khoa học, quản lý thu mua,….
Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm: Mọi điều ứng viên cần biết khi xin việc
Một số trường đại học tại Việt Nam đang có nhóm ngành công nghệ thực phẩm – Dinh dưỡng là Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM,….
Mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn của bạn, nếu có kỹ năng cao thì mức lương sẽ sở hữu một mức lương tương xứng. Tại các tập đoàn trong nước, mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 14 – 20 triệu đồng/tháng. Còn tại các tập đoàn nước ngoài, mức lương này có thể lên đến 2000 USD tùy thuộc vào vị trí mà bạn nắm giữ.
Nhóm các ngành về công nghệ sinh học
Nhóm các ngành công nghệ sinh học có tiềm năng phát triển tại tương lai vô cùng lớn. Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây, ngành công nghệ sinh học được rất nhiều thí sinh quan tâm. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, mà còn có mức lương khá “hậu hĩnh” so với các chuyên ngành cùng khối ngành. Bạn có thể đăng ký tham gia học các chuyên ngành như: kỹ thuật môi trường, kỹ thuật sinh học, kỹ thuật hóa học,….Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sinh học và xét tuyển đầu vào như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội,….
Xem thêm: Sinh Viên Ngành Công Nghệ Sinh Học Ra Trường Sẽ Làm Gì?
Có thể thấy trong những năm xét tuyển gần đây, ngành này được rất nhiều thí sinh quan tâm bởi mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên, tùy vào năng lực và vị trí công việc, mức lương ngành công nghệ sinh học sẽ dao động trung bình khoảng 6 – 20 triệu đồng/tháng.
Thi khối B có thực sự khó không?
Có lẽ như đứng trước nhiều sự lựa chọn khác nhau đã khiến không ít thí sinh hoang mang lo lắng vì không biết chọn lối đi nào là đúng đắn và hợp lý cho mình. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là “Thi khối B có thực sự khó không?” “Thi khối B cần chuẩn bị gì?”. Thực tế thì thi khối B không quá khó, nếu như bạn xác định được đó có phải là khối ngành phù hợp với mình không? Trong bất kì khối thi khác nói chung và khối B nói riêng, đều đòi hỏi các bạn học sinh phải luôn ôn luyện chăm chỉ, trau dồi thường xuyên các kiến thức để vận dụng trong quá trình thi được thành công nhất. Hãy dành thời gian đủ dài, để khám phá sở thích của bản thân, từ đó đánh giá xem khối B có thực sự phù hợp với bạn hay không? Chỉ khi bạn tìm được đam mê của mình, tinh thần học và làm việc sẽ trở nên thoải mái. Điều đó cũng chính là yếu tố cốt lõi để bạn dễ dàng vượt qua mọi thử thách. Để thi thật tốt, ngoài trang bị hành trang kiến thức cần thiết, hãy chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng thoải mái nhất nhé.
Với một số thông tin về “ khối B gồm những ngành nào?” trên đây, News.timviec tin rằng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích, để lựa chọn hướng đi đúng đắn theo năng lực và sở thích của bản thân. Chúc bạn thành công trên con đường học tập của mình nhé!