Dược sĩ là gì? Học dược ra làm gì? Các trường đào tạo uy tín
Dược sĩ là người hành nghề dược, nói một cách dễ hiểu họ làm mọi thứ liên quan đến thuốc (dược). Đọc tiếp để hiểu rõ hơn dược sĩ là gì nhé!
XEM VIỆC LÀM NGÀNH DƯỢC TẠI ĐÂY!
Dược sĩ là gì?
Dược sĩ (trong tiếng Anh gọi là “pharmacist”) là người hành nghề dược trong lĩnh vực y dược nói chung, nói một cách dễ hiểu hơn thì họ chính là người làm công việc liên quan đến thuốc (dược). Họ cũng kết hợp cùng các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế để theo dõi quá trình dùng thuốc để trị bệnh của các bệnh nhân và phân tích các kết quả xét nghiệm lâm sàng.
Các dược sĩ hầu hết đều tốt nghiệp các ngành liên quan đến Dược, họ có thể chọn học hệ Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học. Họ có am hiểu sâu sắc về các kiến thức liên quan đến dược lý; họ thường chịu trách nhiệm đảm nhiệm những công việc quan trọng như: nghiên cứu – sản xuất dược phẩm hay hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng cách…
Dược sĩ chính là các chuyên gia, là bậc thầy về thuốc. Họ hiểu biết rất rõ về nguồn gốc, công dụng, cách sản xuất, cách sử dụng… của hầu hết các loại thuốc chữa bệnh.
Dược sĩ gồm những vị trí nào?
Trên thị trường lao động, các ứng viên học ngành dược sĩ hiện nay có thể làm việc được tại các vị trí gồm
- Công nhân dược: Họ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm và các thiết bị, dụng cụ y tế… Họ vận dụng kiến thức chuyên môn của mình vào việc sản xuất dược phẩm hoặc thiết bị vật tư y tế…
- Dược tá: Họ có thể chọn làm việc trong các nhà máy như công nhân dược nhưng cũng có thể chọn trở thành phụ tá cho các dược sĩ, làm công việc cấp thuốc ở khoa Dược trong các bệnh viện
- Dược sĩ Trung học (dược sĩ trung cấp): Họ có thể chọn làm việc ở nhiều mảng khác nhau trong ngành Dược với tư cách trợ lý của dược sĩ Đại học. Với xuất phát điểm là dược sĩ Trung học, họ hoàn toàn có thể tự rèn luyện, học hỏi, nâng cao khả năng của bản thân để tiến đến vị trí trình dược viên có trình độ đại học
- Dược sĩ Đại học: Đây có thể nói là vị trí cao cấp nhất trong ngành Dược. Một khi đã là dược sĩ Đại học thì cơ hội việc làm dành cho bạn sẽ cực kỳ đa dạng, phong phú. Mức lương bạn nhận được cũng cực kỳ cao. Các dược sĩ Đại học thường chọn một trong số những vị trí gồm: Nghiên cứu dược phẩm, sản xuất dược phẩm, quản lý nhà nước về dược.
Xem thêm: Bác sĩ đa khoa học mấy năm? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa
Công việc của dược sĩ là gì?
Công việc của dược sĩ thường liên quan đến thuốc, dưới đây là những việc cụ thể họ phải làm:
- Bán thuốc cho bệnh nhân theo đúng đơn thuốc của bác sĩ kê
- Tư vấn cho bệnh nhân những loại thuốc họ có thể sử dụng đồng thời kết hợp chặt chẽ với đội ngũ bác sĩ nội trú và các nhân viên y tế để theo dõi tình hình của người bệnh để bảo đảm quá trình điều trị bằng thuốc có mang lại hiệu quả
- Hướng dẫn và cung cấp cho bệnh nhân mọi thông tin họ cần biết về các loại thuốc họ đã, đang và sẽ dùng
- Đưa ra các khuyến cáo cho người bệnh về việc sử dụng thuốc an toàn
- Giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng phụ tiềm ẩn của chúng
- Hướng dẫn cho các dược sĩ thực tập, giúp đỡ họ cả về mảng kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng, kinh nghiệm làm việc
- Theo dõi việc cung cấp thuốc cho bệnh nhân trong bệnh viện; phụ trách việc mua/nhập thuốc về kho của bệnh viên cũng như việc phân phát thuốc cho người bệnh cũng như việc kiểm tra chất lượng của thuốc
Kỹ năng và yêu cầu để trở thành dược sĩ giỏi
Để trở thành một dược sĩ giỏi, bạn cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Trình độ, bằng cấp
Trước tiên, các bạn cần phải theo học tại các trường đào tạo về ngành dược có uy tín, thông thường các ngành liên quan đến y tế đều có điểm xét tuyển rất cao, thời gian đào tạo dài hơn so với các ngành nghề khác. Đối với chương trình đào tạo đại học sẽ kéo dài trung bình 5 năm.
Ngoài ra, để đăng ký hành nghề, các dược sĩ cũng cần chứng chỉ hành nghề. Với điều kiện là đã có 2 năm làm việc tại vùng sâu, vùng xa hoặc 5 năm kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở dược
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là một trong những điều tất yếu, không thể thiếu, dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà bạn nên trau dồi:
- Khả năng tư duy logic: có một sự tư duy logic người làm có thể chọn lọc và iên kết được đúng phần kiến thức cần thiết cho từng loại thuốc, loại bệnh. Giúp tiết kiệm thời gian điều trị và chuẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
- Dược xã hội: Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với ngành dược sĩ, giúp cho các dược sĩ biết được cách tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất. Tránh dẫn đến tình trạng tự ý sử dụng thuốc một cách quá liều, sai thời điểm gây đến ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.
- Khoa học và công nghệ dược: Khi ngành dược ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì việc tìm hiểu, học hỏi các kiến thức công nghệ, khoa học sẽ rất hữu ích trong việc áp dụng điều chế thuốc đặc trị.
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Khi trải qua các năm đào tạo và tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành dược hoàn toàn có thể đảm nhiệm các công việc tại các vị trí sau:
- Nghiên cứu, bào chế, kiểm nghiệm thuốc
- Kinh doanh riêng
- Chuyên viên đăng ký thuốc
- Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng
- Trình dược viên, phân phối thuốc
- Dược sĩ Lâm sàng
- Dược sỹ nhà thuốc
- Bộ phận quản lý Dược
- Giảng viên
- Marketing Dược
- Chuyên viên dịch thuật tại chuyên ngành Dược phẩm ở các công ty Dịch thuật.
Vai trò của dược sĩ đối với ngành y dược
Dược sĩ có vai trò tương đối quan trọng đối với ngành Y – Dược. Vậy họ quan trọng đến thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
- Dược sĩ là người trực tiếp tiếp cận và thẩm định thông tin các loại thuốc. Họ cũng là người tư vấn về thuốc cho các bệnh nhân đồng thời là cố vấn không thể thiếu của các bác sĩ. Họ là người cung cấp thông tin thuốc cho các bác sĩ để họ có thể kê đơn chính xác cho bệnh nhân. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào Hội đồng Thuốc và Điều trị để làm công việc tiếp cận lâm sàng với các loại dược phẩm
- Họ là người nghiên cứu và sản xuất ra các loại thuốc dùng để sử dụng trong y khoa. Không có họ thì các bác sĩ không thể chữa trị cho bệnh nhân, bản thân người bệnh cũng không thể khỏi bệnh nếu không sử dụng thuốc mà các dược sĩ nghiên cứu và sản xuất ra
- Dược sĩ cũng là người tập huấn và giáo dục những kiến thức cần biết cho các đối tượng thực tập sinh làm việc trong ngành y tế. Họ cũng là người cung cấp thông tin về thuốc cho các bệnh nhân. Không có sự tư vấn và hướng dẫn của họ, các bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc
Dược sĩ lương bao nhiêu?
Chắc hẳn bạn đã thu thập được nhiều kiến thức hữu ích như dược sĩ là gì, công việc họ cần làm, vai trò của họ đối với ngành Y – Dược nói chung… Vậy bạn có thắc mắc thu nhập trung bình một tháng của họ là bao nhiêu hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
Lương dược sĩ Cao đẳng
Mức thu nhập của một dược sĩ Cao đẳng được đánh giá là khá cao, khoảng từ 10 đến 15 triệu VNĐ/tháng tùy vào năng lực cá nhân của họ và địa điểm họ làm việc.
Xem thêm: Lương dược sĩ bán thuốc và yêu cầu tuyển dụng hiện nay
Lương dược sĩ Đại học
Dược sĩ Đại học là vị trí cao cấp nhất đối với những người học ngành Dược. Họ có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng vượt trội. Vì vậy, mức lương của họ thực sự ở mức “đáng mơ ước”. Một dược sĩ Đại học có thể nhận được 30 đến 40 triệu VNĐ/tháng. Nếu họ tự mở hiệu thuốc, tự kinh doanh các loại thuốc men, dược phẩm thì thu nhập của họ còn cao hơn nữa.
Điểm danh các trường đào tạo dược sĩ uy tín
Ngành dược sĩ học trường nào tốt nhất? Dưới đây là top các trường đào tạo dược sĩ uy tín:
Khu vực miền Bắc
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
- Đại học Dược Hà Nội
- Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Y Hà Nội
- ….
Khu vực miền Trung
- Đại học Y khoa Vinh
- Đại học Y Dược – Đại học Huế
- Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
- …..
Khu vực miền Nam
- Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Y Dược TP.HCM
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Y Dược Cần Thơ
- …..
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích như: dược sĩ là gì, công việc của dược sĩ, vai trò của dược sĩ trong ngành Y – Dược, mức lương của dược sĩ… Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc cũng như quá trình học tập!