Kế toán nội bộ là gì? Chi tiết công việc của kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ có vai trò quan trọng đối với mọi đơn vị, tổ chức. Tuy nhiên, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, yêu cầu về kế toán nội bộ cũng khác nhau. Vậy kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc, mức lương và yêu cầu đối với vị trí này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
- Kế toán tổng hợp là gì? Những công việc phải làm trong doanh nghiệp
- Kế toán dịch vụ là gì? Những điều cần biết để trở thành người xuất sắc
Kế toán nội bộ là gì?
Dựa nhu cầu kinh doanh, các hoạt động sản xuất và phân phối của từng doanh nghiệp thì công việc của kế toán nội bộ cũng có sự điều chỉnh khác nhau. Nhưng về bản chất, kế toán nội bộ chính là kế toán quản trị, là người kết hợp, thu thập tất cả những bút toán tài chính để làm cơ sở tính toán lời lãi cho doanh nghiệp.
Nói một cách dễ hiểu, đây là bộ phận phục vụ nội bộ của một đơn vị, quản lý và theo dõi sát sao toàn bộ các hoạt động tài chính kinh tế của đơn vị đó từ khi bắt đầu tới lúc kết toán. Toàn bộ những bộ phận và các loại kế toán khác nhau của doanh nghiệp (trừ kế toán thuế) thì đều có thể gọi chung là kế toán nội bộ.
► XEM THÊM: Nghề kế toán là gì? Tất cả những thông tin hữu ích về kế toán.
Công việc của kế toán nội bộ
Nhiệm vụ chính của kế toán nội bộ là gì? Hàng ngày họ sẽ đảm nhận những nghiệp vụ kế toán liên quan tới tất cả hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp như sau:
- Quản lý và kiểm soát các loại sổ sách, chứng từ và hóa đơn để đảm bảo tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của từng loại, giúp quá trình luân chuyển diễn ra thuận lợi và chuẩn với quy trình
- Hạch toán các loại hóa đơn, sổ sách nội bộ doanh nghiệp
- Lưu trữ theo trình tự hợp lý và khoa học các loại giấy tờ, chứng từ quan trọng, đảm bảo tính an toàn và bảo mật nếu cần.
- Giám sát và quản lý hoạt động của các bộ phận kế toán, hỗ trợ và chia sẻ để nghiệp vụ kế toán hoàn thành đầy đủ, kịp thời
- Xây dựng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của doanh nghiệp và nhu cầu của bộ máy quản trị, ví dụ như hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm…
- Đưa ra số liệu, thông tin kinh tế, tài chính làm nhiệm vụ phân tích và thống kê về thực tế tình hình sản xuất kinh, đưa ra sự tư vấn hợp lý giúp bộ máy quản trị có các quyết định tài chính thích hợp, kịp thời
Tuy nhiên thì nhiệm vụ cụ thể của các kế toán nội bộ sẽ tùy vào tình hình kinh doanh, sản xuất và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp khác nhau. Nhưng về tổng thể vẫn phải đảm bảo quy trình kế toán nội bộ cơ bản và những công việc nội bộ khác diễn ra phù hợp nhất.
► XEM NGAY: Những thông tin nghề nghiệp mới nhất để không bỏ lỡ cơ hội việc làm tốt
Các loại kế toán nội bộ phổ biến
Đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, với số lượng nghiệp vụ quá nhiều, người ta thường phân loại bộ phận kế toán nội bộ ra làm nhiều mảng khác nhau, với nhiệm vụ chính khác nhau.
- Kế toán thu chi: Được biết đến như một thủ quỹ của công ty, là người thu nhận và xử lý mọi bút toán nhập và xuất tài chính của doanh nghiệp, có ghi chép chính xác, kịp thời và đầy đủ các quỹ tiền mặt lưu động vào sổ sách có liên quan.
- Kế toán kho: Quản lý mọi hoạt động nhập và xuất hàng hóa, sản phẩm trong kho của doanh nghiệp, ghi chép các chứng từ có liên quan, theo dõi mọi luồng hàng diễn ra và kịp thời báo cáo về tình trạng tồn hàng.
- Kế toán ngân hàng: Quản lý tài khoản tài chính của doanh nghiệp tại ngân hàng, mọi bút toán liên quan tới việc nộp và rút tiền trong tài khoản, ghi các ủy nhiệm chi, các loại séc có liên quan; ghi chép rõ ràng những thay đổi để phục vụ quá trình quản lý và đối chiếu.
- Kế toán tiền lương: Phụ trách các hợp đồng lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp, xây dựng và quản lý quy chế lương, thưởng, các loại phúc lợi xã hội cho người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…
- Kế toán bán hàng: Hỗ trợ toàn bộ các nghiệp vụ bán hàng liên quan tới kinh tế, tài chính của hoạt động kinh doanh, ví dụ như nhập số liệu các hoạt động mua – bán, tổng hợp số liệu mua – bán hàng ngày, kiểm tra hàng tồn kho, đối chiếu các khoản công nợ, phân bố các khoản chiết khấu, quản lý hóa đơn…
- Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm tra và giám sát việc hình thành cũng như thanh toán các khoản công nợ của doanh nghiệp với đối tác và của khách hàng với doanh nghiệp, ghi chép số liệu để xây dựng báo cáo công nợ…
- Kế toán tổng hợp: Giám sát tổng quát các loại tài khoản, báo cáo và sổ sách kế toán
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều phối, kiểm tra, chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của bộ phận kế toán, tư vấn cho ban quản trị về tình hình tài chính thực tế…
Mức lương của kế toán nội bộ
Đối với kế toán nội bộ, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào phần lương cứng đã được thỏa thuận với doanh nghiệp.
Thông thường mức lương của các nhân viên kế toán nội bộ khi mới ra trường, chưa có kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng 4 đến 5 triệu/ tháng. Sau đó, khi đã đi làm và có vài năm kinh nghiệm, mức lương sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Nếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, bạn có thể sở hữu mức lương lên tới 20 triệu/ tháng.
Tuy nhiên mức lương này chỉ là tương đối, bởi nó còn phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, phụ thuộc vào quy mô và chính sách của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì kỹ năng, kinh nghiệm và cả thâm niên làm việc cũng quyết định không nhỏ đến mức lương bạn nhận được.
Yêu cầu đối với kế toán nội bộ
Bởi đây là một công việc chuyên môn nên yêu cầu đối với kế toán nội bộ cũng khá khắt khe. Đòi hỏi người kế toán phải:
- Có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc: Học chuyên ngành kế toán hoặc có chứng chỉ kế toán. Thành thạo các nghiệp vụ chuyên môn như hạch toán, tổng hợp, báo cáo, lưu trữ số liệu…
- Khả năng tính toán nhanh và nhạy bén với các con số: Vì phải thường xuyên tiếp xúc với các con số nên các kế toán viên cần có khả năng tính toán nhanh, chính xác để đảm bảo công việc được hoàn thành tốt.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Người kế toán luôn phải nhập dữ liệu, tính toán số liệu, tổng hợp và báo cáo nên yêu cầu họ sử dụng tốt các phần mềm máy tính cũng như phần mềm kế toán cần thiết.
- Kỹ năng giao tiếp: Để có thể phối hợp với các nhân sự khác, bộ phận khác trong quá trình làm việc, đòi hỏi kế toán nội bộ phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
- Tính trung thực, cẩn thận: Các số liệu, thông tin đều đòi hỏi độ chính xác và bảo mật cao. Vì vậy các kế toán viên cần ghi chép, lưu trữ số liệu một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tránh sai sót làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như bản thân vì yếu tố pháp luật.
Một số phần mềm hỗ trợ công việc kế toán tốt
- Phầm mềm kế toán Misa
Ưu điểm: Có độ chính xác cao giúp các bạn kế toán nội bộ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, phần mềm có giao diện rất sẽ sử dụng, cho phép người sử dụng tạo ra nhiều cơ sở dữ liệu nhưng đảm bảo sự khác nhau, độc lập kèm tính bảo mật cao. Phần mềm có thể lưu trữ được khối lượng dữ liệu lớn.
- Phần mềm kế toán FAST
Phần mềm kế toán FAST: là phần mềm giành cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Phần mềm giao diện dễ sử dụng, sổ sách chứng từ được cập nhập và bám sát tiến trình, dễ truy xuất thông tin, tốt độ xử lý khá tốt
- Phần mềm kế toán Ecount ERP
Phần mềm kế toán Ecount ERP: phần mềm này thường giành cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp đang khởi nghiệp. Tính năng của phần mềm là không cần cài đặt ban đầu, sử dụng trực tiếp trên trình duyệt, bạn có thể sử dụng được mọi nơi, không giới hạn người sử dụng, tính bảo mật cao và hoàn toàn miễn phí.
- Phần mềm kế toán nội bộ 3Tsoft
Ưu điểm: được phép dụng thử không giới hạn, full hết các tính năng, tốc độ xử lý thông tin nhanh chóng, gọn gàng. Phầm mềm 3Tsoft không giới hạn số người hoặc số máy sử dụng, không giới hạn số lượng công ty sử dụng, tự động tính vốn, khấu hao, chênh lệch tý giá. Phần mềm hỗ trợ rất nhiều tiếng: Tiếng việt, tiếng Anh, tính Nhật, tính Trung,…
Có thể thấy rằng, nắm được khái niệm kế toán nội bộ là gì cũng như cách phân loại, các nhiệm vụ chính của một kế toán nội bộ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của vị trí này với mỗi một doanh nghiệp.