ETA là gì? Lưu ý cơ bản về ETA trong xuất nhập khẩu
ETA là gì? Đâu là những lưu ý cơ bản về giờ ETA trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
ETA là gì?
ETA là dạng viết tắt của Estimated time of arrival. Đây là khoảng thời gian dự kiến đến được cảng đích của lô hàng xuất nhập khẩu. Tùy thuộc vào tính chất của giao dịch mà các lô hàng có thể được vận chuyển theo các phương thức như: đường bộ, đường biển, đường hàng không…. Tuy nhiên, thời gian này trên thực tế sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện giao hàng.
Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?
ETA gồm những loại nào?
ETA là gì trong hàng hải
Giờ ETA trong hoạt động hàng hải được hiểu là ước tính thời gian tàu có thể đến được với cảng đích theo dự kiến. Trong hoạt động logistics quốc tế hiện có phương thức thuê vận chuyển chính đó là thuê tàu chợ. Tàu chợ là các chuyến tài thường xuyên chạy trên một tuyến đường nhất định và ghé qua các cảng biển khác nhau theo một lịch trình đã định trước. Tuy nhiên, tàu chợ thường có cấu tạo khá phức tạp và chỉ có thể chở được một khối lượng hàng nhỏ theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
Với hình thức này, người thuê tàu, chủ tàu, chủ hàng sẽ bắt buộc phải thực hiện một bản hợp đồng thương mại nhất định để xác nhận việc thuê chuyến được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Bản hợp đồng này thường được gọi với tên gọi: Voyage Charter Party
Trong quá trình làm thủ tục custom clearance để xuất hàng khi đã cập bến thì bên bán sẽ cần phải dùng tới ETA là gì để có thể ước tính được thời gian chính xác nhằm lấy hàng.
ETA là gì trong vận tải
ETA là gì trong ngành vận tải hiện nay cũng khá giống với trong ngành hàng hải. Đối với lĩnh vực vận tải thì ETA sẽ được tính là thời gian vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện như: xe container, đường hàng không. Và khi các bên gồm: chủ hàng, chủ phương tiện đã ký kết các hợp đồng thực hiện thuê chuyến thì sẽ cần phải có các điều khoản khác nhau như:
- Prompt: nó có ý nghĩa là trong vài ba ngày sau khi ký kết hợp đồng tàu sẽ đến cảng để xếp hàng
- Promptismo: trong ngày ký kết hợp đồng tàu sẽ đến xếp hàng ngay đó
- Spot promt: sau vài giờ kết thúc hợp đồng thì tàu sẽ xếp hàng ngay Sau khi đã hết hợp đồng thì chủ tàu cần phải thông báo cho người thuê biết về thời gian dự kiến tàu đến cảng xếp hàng. Đấy được gọi là ETA.
Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu
ETA và ETD khác nhau ở điểm nào?
Mặc dù ETA và ETD đều là những thuật ngữ để chỉ về các thời gian dự kiến. Tuy nhiên, giữa hai thuật ngữ này đều có những sự khác biệt nhất định như sau:
- ETD: Đây là thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng. Thời gian dự kiến này sẽ được tính toán dự trên các thông tin hành trình của phương tiện được thuê vận chuyển bởi các nhân viên xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian của ETD là gì còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như: tốc độ phương tiện, loại hình phương tiện……
- ETA: Đây là khoảng thời gian dự kiến lô hàng sẽ cập đến cảng đích để bên mua có thể đến lấy hàng. Và thời gian dự kiến để cập cảng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: lịch trình di chuyển, thời tiết, loại phương tiện.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro ETA trong xuất nhập khẩu
Để có thể hạn chế được các rủi ro trong ngày giờ ETA, các nhân viên logisitic có thể chú ý những điều như: Nắm rõ tên phương tiện, số hiệu chuyến, hành trình di chuyển của phương tiện vận chuyển, lịch cập bến….. Thông thường, bạn có thể tra cứu được các thông tin trên thông qua những phương tiện như:
- Website của hãng tàu đã thuê
- Website của cảng xuất nhập khẩu
- Website tra cứu chính xác định vị của tàu thông qua hệ thống GPS….
Nếu như dựa vào các yếu tố này thì bạn sẽ có thể đề ra được những phương án quản trị rủi ro kịp thời nhằm tránh các sự việc không đáng có trong quá trình vận chuyển.
Tham khảo: [Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay
Mong rằng qua bài viết trên , bạn sẽ biết được chi tiết về ETA là gì để tránh gây nhầm lẫn trong hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu hiện nay.