Địa điểm kinh doanh là gì? Những điều cần ghi nhớ

Địa điểm kinh doanh là gì? Muốn thành lập địa điểm kinh doanh hãy nắm chắc những điều dưới đây để không phải bỡ ngỡ.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là gì? Địa điểm kinh doanh (địa điểm KD) là nơi doanh nghiệp tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể nhằm mở rộng phạm vi bao phủ và sinh lời lãi. Việc mở địa điểm kinh doanh là chiến lược nhằm mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển, đồng thời là giải pháp tăng doanh thu và đưa sản phẩm tới người tiêu dùng ở mọi tỉnh thành phố. 

Địa điểm kinh doanh cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu thủ tục hành chính khắt khe. Việc mở rộng kinh doanh này có rất nhiều ưu điểm để nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp lưu tâm. Ngay cả khi bạn muốn dừng lại dự án mở rộng này hoặc muốn thu gọn về một địa điểm với chiến lược mới thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05 – 07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

Địa điểm kinh doanh là gì? Những điều cần ghi nhớ - Ảnh 1

Tuy nhiên địa điểm kinh doanh sẽ không được quyền đăng ký con dấu riêng như văn phòng đại diện mà phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Vì vậy có thể thấy rằng, đăng ký địa điểm kinh doanh là một trong những hướng phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau.

Quy định về địa điểm kinh doanh

Quy định về địa điểm kinh doanh cũng là một trong những điều bắt buộc bạn phải nắm chắc và thực hiện nghiêm chỉnh:

– Thứ nhất, vị trí địa điểm kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể đặt địa điểm kinh doanh ở các tỉnh thành phố khác tỉnh, thành phố đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.

– Thứ hai, Bạn cũng có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.

Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế gì?

Khoản thuế phải nộp

Địa điểm kinh doanh là gì? Những điều cần ghi nhớ - Ảnh 2

Vì phụ thuộc vào công ty mẹ nên những khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đều được kê khai tại trụ sở, địa điểm kinh doanh chỉ phải nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đặt địa điểm kinh doanh. Và mức phí thuế môn bài là 1.000.000/ năm/ 1 địa điểm kinh doanh.

Mã số địa điểm kinh doanh là gì?

Mã số địa điểm kinh doanh là gì? Đây là dãy số gồm năm chữ số theo thứ tự từ 00001 đến 99999. Lưu ý năm chữ số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh mà chỉ là mã số địa điểm. Ngoài ra còn một điều nữa bạn cần ghi nhớ đó là địa điểm kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ vì vậy kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty mẹ. 

Địa điểm kinh doanh là gì? Những điều cần ghi nhớ - Ảnh 3

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Các bước của thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Để đăng kí địa điểm làm kinh doanh với cơ quan thuế bạn cần thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Là khâu chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần đầy đủ các nội dung sau:

  • Giấy thông báo, quyết định thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Người đứng đầu địa điểm kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đã được công chứng hợp lệ. 
  • Giấy tờ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh trong trường hợp người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;
  • Bản sao có công chứng hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty mẹ. 
  • Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền 
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Địa điểm kinh doanh là gì? Những điều cần ghi nhớ - Ảnh 4

Bước 2: Đến sở kế hoạch đầu tư để nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước đó

Ngay sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của bộ hồ sơ thì tiếp theo bạn cần phải nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.

Kết quả sẽ gồm:

  • Thứ nhất là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Thứ hai là hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng

Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Về thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Mã số của doanh nghiệp
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ chi nhánh của công ty mẹ
  • Tên địa điểm kinh doanh và địa chỉ kinh doanh của bạn. Lưu ý thêm đăng ký địa điểm kinh doanh không được là nhà tập thể, nhà chung cư.Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng.
  • Thứ tư là điều mà bạn không thể bỏ qua, lĩnh vực kinh doanh của địa điểm kinh doanh, nhớ là phải nằm trong phạm vi hoạt động của công ty mẹ;
  • Cuối cùng là họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Địa điểm kinh doanh là gì” những thủ tục và lưu ý khi mở địa điểm kinh doanh, tất cả đều được cập nhật trong bài viết. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích!

➣➣ Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm việc làm nhanh ngay Tại đây

Huệ S


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.