Những điều cơ bản cần nắm rõ trong lĩnh vực kinh doanh
Bạn hiểu như thế nào về lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về lĩnh vực này thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Hiện nay, với xu thế phát triển của kinh tế xã hội ngày một chóng mặt. Đứng trước bao nhiêu những thách thức thì nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng phải hội nhập và bắt nhịp. Đặc biệt, không thể không nhắc đến lĩnh vực kinh doanh một trong những lĩnh vực có tiềm năng kinh tế cao và phát triển vượt trội.
Lĩnh vực kinh doanh là gì?
Lĩnh vực kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích thu lại lợi nhuận kinh tế. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực như: Tài chính, tin tức, sản xuất, thông tin, giải trí, công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,…
Ngành kinh doanh còn có tên gọi tiếng anh là Business là các hoạt động kiếm tiền bằng sản xuất hoặc mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu đó là bất kỳ hỏa động hoặc các doanh nghiệp tham gia vì lợi nhuận từ công ty, doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, sản xuất nhỏ như hộ gia đình hoặc những người bán hàng rong…
Các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh đối với một công ty, doanh nghiệp đều với mục đích kiếm lợi nhuận thông qua một loạt các hoạt động chuyên nghiệp như:
Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đề cập đến các hoạt động liên quan đến sự đổi mới. Nhằm phát hiện và tạo ra các sản phẩm mới, các dịch vụ có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao.
Nghiên cứu và phát triển rất khó để quản lý vì xác định của các nhà nghiên cứu không thể dự đoán chính xác làm cách nào để đạt được như mong muốn.
Tiếp thị
Tiếp thị được định nghĩa là một hoạt động tập hợp các tổ chức, các quy trình, giao tiếp và phân phối trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng và trên thị trường kinh tế, xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì tiếp thị được chia thành một lớp gọi là tiếp thị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing đó là tiếp thị sản phẩm và dịch vụ để sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Tài chính
Tài chính là một lĩnh vực liên quan đến đầu tư. Bao gồm các động lực của tài sản và nợ phải trả theo thời gian và điều kiện mức độ không chắc chắn và rủi ro. Tài chính cũng có thể định nghĩa là khoa học về quản lý tiền.
Tài chính nhằm mục đích định giá tài sản dựa trên mức độ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận dự kiến. Tài chính được chia thành 3 loại khác nhau: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân.
Kế toán
Kế toán là đo lường và xử ký, truyền đạt thông tin tài chính về các thực thể kinh tế.
Sản xuất
Ngành sản xuất tạo ra hàng hóa để sử dụng hoặc bán trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thuật ngữ này đề cập đến hàng loạt các hoạt động của con người từ thủ công nghiệp đến công nghệ cao nhưng đều áp dụng phổ biến nhất cho sản xuất công nghiệp. Từ các nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa phẩm trên quy mô lớn.
Bán hàng
Bán hàng là hoạt động liên quan đến bán hàng. Các số lượng hàng hóa hoặc những dịch vụ được bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bán hàng thường được tích hợp với tất cả các ngành kinh doanh và là chìa khóa thành công của một công ty.
Quản trị doanh nghiệp
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần được quản lý. Các mảng cần được quản lý trong doanh nghiệp như: Quản lý tài chính, quản lý tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý chiến lược, quản lý sản xuất, quản lý hoạt động, quản lý công nghệ thông tin.
Các lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay
Hiện nay có các lĩnh vực kinh doanh nào?
- Kinh doanh tài chính.
- Thông tin, tin tức, giải trí.
- Nông lâm ngư nghiệp.
- Vận tải.
- Bán lẻ & phân phối.
- Bất động sản.
- Kinh doanh dịch vụ.
- Sản xuất.
- Dịch vụ công cộng.
- Bất động sản.
Các loại tổ chức kinh doanh cơ bản
Có nhiều loại hình thức tổ chức kinh doanh nhưng trong lĩnh vực kinh doanh được chia làm 3 loại chính đó là:
- Kinh doanh dịch vụ.
- Doanh nghiệp sản xuất.
- Doanh nghiệp bán lẻ.
Các hình thức sở hữu kinh doanh
Nghề kinh doanh có những hình thức cơ bản sau đây:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
Với những chia sẻ trên đây, chắc chắn sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quát và nhận thức khách quan về lĩnh vực kinh doanh bao gồm những gì và cách thức tổ chức trong kinh doanh như thế nào. Và trong kinh doanh có những hình thức chủ yếu nào và mục đích hoạt động và kết quả thu lại là gì.
Nếu bạn cảm thấy bản thân yêu thích việc làm kinh doanh thì đừng ngần ngại hãy thử sức một trong những lĩnh vực bạn cảm thấy phù hợp với bản thân nhé. Chúc các bạn thành công trong con đường kinh doanh.