Đại sứ thương hiệu: Tìm hiểu tiêu chí chọn đại sứ tại Việt Nam và thế giới
Đại sứ thương hiệu có thể coi như bộ mặt của một chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp. Vì thế, nhiều công ty thường có những tiêu chí khắt khe trong việc lựa chọn người đại diện cho mình
Đại sứ thương hiệu là gì ?
Đại sứ thương hiệu hay còn gọi là brand ambassador là gương mặt đại diện cho hình ảnh của một sản phẩm. Những người này có thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong một chiến dịch quảng cáo bất kỳ hoặc làm bộ mặt chính thức của sản phẩm. Thông thường, các công ty thường sẽ chọn những người có sức ảnh hưởng tới công chúng để đem hình ảnh của sản phẩm in sâu vào trong tâm trí khách hàng hơn. Từ đó khiến cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm mà công ty đang phát hành.
Công việc của một đại sứ hình ảnh sản phẩm sẽ cần phải làm những nhiệm vụ chính gồm:
- Viết đánh giá trực tuyến, hỗ trợ tiếp thị cho sản phẩm của doanh nghiệp .
- Đăng bài quảng cáo trên các nền tảng social media của riêng mình để quảng bá tên tuổi, hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng.
Xem thêm: Streamer là gì và cách họ kiếm tiền [THU NHẬP KHỦNG]
Đặc điểm mà các đại sứ thương hiệu cần có ?
Sự nổi tiếng
Các tổ chức, công ty thường sẽ phải tìm đến một người khá nổi tiếng, có lượng người hâm một lớn theo dõi trên các nền tảng truyền thông khác nhau. Nguyên nhân là do chỉ có những người này mới có thể tác động đến các tập khách hàng mục tiêu và thuyết phục họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của DN.
Chuyên nghiệp trong hình ảnh
Với các ứng viên giữ vị trí đại sứ thương hiệu, bạn sẽ phải đi tới nhiều nơi, đại diện cho nhãn hàng trong rất nhiều sự kiện cũng như các hoạt động quảng bá khác nhau. Chính vì vậy, sự chuyên nghiệp trong hình ảnh tác phong sẽ là điều kiện bắt buộc mà các ứng viên phải có.
Đam mê với công việc
Những ứng viên được thuê làm hình ảnh cho thương hiệu cũng cần phải thể hiện được mình có cùng một niềm đam mê với sản phẩm của tổ chức. Khi có sự yêu thích với công việc, bạn mới có thể nhắm được vào các tập khách hàng chưa được khai thác. Từ đó nâng tầm giá trị hình ảnh của sản phẩm với công chúng.
Phân loại đại sứ thương hiệu
Trên thị trường hiện có những dạng đại sứ hình ảnh chính gồm:
Người nổi tiếng
Việc thuê các nhân vật nổi tiếng trong những ngành nghề khác nhau như: âm nhạc, thể thao, điện ảnh….. là những phương án tiếp thị trực tuyến được sử dụng rất nhiều trong thời điểm hiện nay. Các celeb là gì sẽ giúp tăng nhận thương về sản phẩm khi hình ảnh của họ gắn liền với nó.
Đại sứ thiện chí
Đại sứ thiện chí thường là bộ mặt đại diện cho các tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy các nguồn tài trợ, quyên góp đến từ cộng đồng cho một chiến dịch xã hội bất kỳ. Các đại sứ thiện chí cần phải gắn bó với tổ chức, đầu tư khá đầy đủ cho sự nghiệp gắn liền ở cấp độ cá nhân.
Mô hình quảng cáo
Trên thực tế, đây không phải là đại diện hình ảnh cho sản phẩm vì chúng không ràng buộc bởi bất cứ hợp đồng thương mại nào. Những nhân sự làm trong các mô hình quảng cáo thường được thuê để tác nghiệp trong các sự kiện, triển lãm cụ thể.
Phân biệt giữa đại sứ thương hiệu và KOLs
Nhiều người vẫn lầm tưởng, đại sứ thương hiệu và KOLs là 2 khái niệm giống nhau. Tuy nhiên, giữa 2 vị trí này cũng có những điểm khác biệt như sau:
- Các đại sứ thương hiệu thường làm việc chặt chẽ hơn với doanh nghiệp. Họ tập trung vào sản phẩm của công ty. Trong khi đó, KOLs sẽ làm việc giống như một freelancer, họ có thể cộng tác với nhiều sản phẩm; nhãn hàng khác nhau.
- Các ĐSTH có thể linh hoạt thay đổi sản phẩm nếu hợp đồng giữa 2 bên kết thúc. Còn các KOLs thường sẽ chuyên về một dòng sản phẩm nhất định cho riêng mình.
Xem thêm: Influencer là gì? Tìm hiểu thêm về Influencer trong Marketing
Tiêu chí lựa chọn đại sứ thương hiệu tại Việt Nam và thế giới
Để có thể chọn được đại sứ thương hiệu cho riêng mình, các doanh nghiệp có thể chú ý theo các tiêu chí như sau:
Cá tính của sản phẩm
Các sản phẩm hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau đều có những cá tính riêng biệt. Tuy nhiên, việc tìm được người có đúng cá tính với sản phẩm thường sẽ rất khó khăn do không có quá nhiều người phản ánh đúng bản chất của thương hiệu. Do đó, khá nhiều công ty thường lựa chọn đại diện hình ảnh là những người làm trong các ngành nghề có liên quan tới sản phẩm. Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn hướng đến đối tượng nam giới thích chơi thể thao, việc lựa chọn đại diện hình ảnh là các cầu thủ nổi tiếng sẽ giúp nâng tầm sản phẩm lên rất nhiều.
Giá trị cốt lõi của sản phẩm
Giá trị cốt lõi của sản phẩm chủ yếu được thể hiện thông qua slogan giới thiệu. Ví dụ: sản phẩm giày thể thao của Nike với slogan phản ánh được tinh thần vượt qua mọi giới hạn của bản thân để khẳng định mình. Vì thế, Nike đã chọn những ngôi sao lớn của giới thể thao như: oger Federer hay Cristiano Ronaldo… để quảng bá cho các sản phẩm của mình.
Thị trường mục tiêu
Việc hiểu rõ thị trường mục tiêu thực chất là việc bạn quan tâm tới cảm nhận người dùng về sản phẩm. Từ đó lựa chọn được đối tượng phù hợp. Chính việc hiểu rõ được tập khách hàng mình đang hướng tới sẽ khiến công chúng cảm thấy bản thân họ và sản phẩm có mối liên hệ. Từ đó sẽ có thêm cảm tình với sản phẩm.
Tìm hiểu thêm cẩm nang nghề nghiệp các ngành nghề khi tìm việc làm
Đại sứ thương hiệu hiện là một cách thức quảng cáo sản phẩm rất tốt dành cho các công ty. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi cho doanh nghiệp nếu không may hình ảnh của ĐSTH vướng vào những rắc rối không đáng có.