Công chức viên chức tinh giản biên chế sẽ được hưởng chế độ nào

Đối với các công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế có thể nhận được những chế độ theo quy định tại nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Chính sách về hưu trước tuổi dành cho công chức, viên chức

Các công chức, viên chức trong diện tinh giản biên chế nếu đã đủ 50 – 53 đối với nam, đủ 45 – 48 đối với nữa. Cùng với đó là đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. thì có thể được cho về nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra, các công chức, viên chức làm việc trong những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đã đủ 15 năm công tác tại những nơi có phụ cấp khu vực với hệ số từ 0.7 trở lên thì có thể được hưởng các chế độ sau:

  • Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật BHXH.
  • Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH.
  • Không bị trừ tỉ lệ lương hưu nếu phải nghỉ hưu trước tuổi.
  • Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Công chức viên chức tinh giản biên chế sẽ được hưởng chế độ nào - Ảnh 1
Chính sách về hưu trước tuổi dành cho công chức, viên chức

Các viên chức thuộc diện giảm biên chế nếu đủ  55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ. Cùng với đó đã có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH gồm:

  • Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
  • Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác trong đó có đóng đủ bảo hiểm .
  • Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật BHXH.”
  • Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế thuộc 2 trường hợp sau được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi:

  • Trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. Có đủ 15 năm công tác hoặc làm việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
  • Trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.

Xem thêm: Trợ cấp thôi việc sẽ không được nhận nếu NLĐ rơi vào trường hợp sau

Chính sách thuyên chuyển sang các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách 

Đối với các công chức, viên chức thuộc diện giảm tải đã được chuyển sang làm việc tại những đơn vị khác không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách quốc gia thì được hưởng các khoản trợ cấp gồm:

  • 3 tháng tiền lương thực tế hiện đang hưởng .
  • Trợ cấp 50% tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm.

Lưu ý, chế độ này không áp dụng đối với các trường hợp:

  • Những người thuộc đối tượng tinh giản đã đủ 57 tuổi trở lên đối với nam, đủ 52 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
  • Những người đã làm việc tại đơn vị công lập khi chuyển đổi sang tính chất doanh nghiệp, cổ phần hóa nhưng vẫn được giữ lại làm việc.
  • Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Xem thêm: Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng

Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Với các công chức, viên chức trong diện giảm tải dưới 45 tuổi. Trong đó vẫn đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp và có nguyện vọng thôi việc thì được tạo điều kiện học nghề để tìm việc mới. Trước khi giải quyết hợp đồng lao động, các công chức được hưởng những chế độ:

Công chức viên chức tinh giản biên chế sẽ được hưởng chế độ nào - Ảnh 2
Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
  • Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng BHXH, BHYT trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
  • Trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.
  • Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 6 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
  • Được trợ cấp 50% tiền lương tháng cho mỗi năm công tác có đóng BHXH;
  • Trong thời gian đi học nghề, các công chức sẽ  được tính thời gian công tác nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc: Những vấn đề lao động cần lưu ý

Chính sách với các cán bộ thôi giữ chức vụ lãnh đạo 

Các nhân sự do tổ chức sắp xếp được yêu cầu thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào vị trí mới có phụ cấp chức vụ thấp hơn so với chế độ phụ cấp của vị trí hiện tại thì được hưởng  bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử.

Công chức viên chức tinh giản biên chế sẽ được hưởng chế độ nào - Ảnh 3
Chính sách với các cán bộ thôi giữ chức vụ lãnh đạo

Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

Chính sách giảm biên chế năm 2021

Theo đó, năm 2021, thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Một số chỉ tiêu cụ thể như:

– Giảm ít nhất là 10% so với số biên chế công chức được giao năm 2015 (của khối Chính phủ quản lý);

– Giảm ít nhất là 10% so với số lượng người làm việc được giao năm 2015 (của khối Chính phủ quản lý);…

Bên cạnh đó, triển khai Đề án cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030, Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng bồi dưỡng công chức theo các ngạch, bậc, tiêu chuẩn chức danh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, bảo đảm công khai, minh bạch. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Xem chi tiết nội dung tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Chính sách thôi việc ngay do tinh giảm biên chế

Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014 có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2014 hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014 nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

– Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

– Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Chính sách thôi việc ngay sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014 có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

– Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

– Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

– Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

– Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

– Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

Các đối tượng thôi việc nêu trên được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP và Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

Nguồn: Người Lao Động


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.