Cổ phần hóa là gì? Hiểu đúng về cổ phần hóa doanh nghiệp là gì
Cổ phần hóa là gì? Đâu là những điểm cần hiểu đúng về cổ phẩn hóa doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Cổ phần hóa là gì?
Cổ phần hóa là cách gọi tắt của chương trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần của nước ta. Chương trình này được đưa vào thử nghiệm từ những năm 1990 – 1991, chính thức áp dụng vào năm 1992, được đẩy mạnh hoạt động vào năm 1996 và cơ bản đã hoàn thành ở thời điểm năm 2010.
Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì?
Từ khái niệm cổ phần hóa là gì, chắc hẳn bạn đã có thể suy ra doanh nghiệp cổ phần hóa là gì rồi đúng không nào? Doanh nghiệp cổ phần hóa là các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi thành công từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Có 2 kiểu doanh nghiệp phải tuân thủ việc chuyển đổi này, đó là:
Doanh nghiệp Nhà nước (do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ), gồm có các loại hình công ty:
- Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn điều lệ do nhà nước sở hữu
- Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn điều lệ do nhà nước sở hữu và là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của một nhóm công ty mẹ – công ty con
- Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do nhà nước sở hữu và chưa chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước
Hình thức cổ phần hóa
Những cách thức chuyển đổi sang công ty cổ phần mà các doanh nghiệp thường sử dụng gồm có:
- Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện đang có đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng số vốn điều lệ lên
- Bán đi một phần vốn điều lệ nhà nước hiện có hoặc vừa bán bớt vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng lượng vốn điều lệ lên.
- Bán tất cả số vốn nhà nước hiện có hoặc vừa bán toàn bộ vốn vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên
Suy cho cùng, việc bán cổ phần hoặc phát hành thêm cổ phiếu cũng chỉ là cách để giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô của doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng hoạt động tất yếu phải xảy ra trong quá trình doanh nghiệp chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Những chủ thể được phép mua cổ phần
Bạn đã hiểu rõ cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần hóa là gì cũng như các hình thức tiến hành hoạt động này rồi, vậy bạn có muốn biết những chủ thể nào sẽ được phép mua cổ phần của công ty cổ phần chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Nhà đầu tư
- Chủ đầu tư trong nước: Họ được quyền mua cổ phần của các công ty đã cổ phần hóa, số lượng cổ phần được mua cũng không hề bị hạn chế trừ phi họ vi phạm điều cấm.
- Nhà đầu tư nước ngoài: Họ được quyền mua cổ phần của các công ty đã cổ phần hóa theo đúng như quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Nhà đầu tư chiến lược: Họ có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chí sau thì sẽ được coi là nhà đầu tư chiến lược:
- Có tư cách pháp nhân hợp pháp
- Có năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh thu về được lãi trong vòng 2 năm gần nhất với thời điểm đăng ký mua cổ phần và không có lỗ lũy kế
Tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa được phép mua 3% hoặc dưới 3% vốn điều lệ. Họ không được phép chuyển nhượng nó cho bất kỳ ai trong khoảng thời 3 năm kể từ khi doanh nghiệp ấy tiến hành chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Người lao động
Người lao động sẽ được pháp mua cổ phần của công ty đã cổ phần hóa, đó là khi:
- Người lao động mua được cổ phần với mức giá ưu đãi
- Họ có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần họ được phép mua
- Người lao động làm việc theo đúng hợp đồng lao động và cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Trong thời hạn ít nhất 3 năm, họ sẽ được phép mua thêm cổ phần
- Người lao động thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Trên đây là bài viết của chúng tôi về khái niệm cổ phần hóa. Bạn đã hiểu rõ cổ phần hóa là gì và có thêm nhiều kiến thức liên quan đến doanh nghiệp cổ phần hóa như: khái niệm, hình thức cổ phần hóa, chủ thể được mua cổ phần… Hi vọng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích đối với bạn!