Chuyển đổi số là gì? Các lĩnh vực nào áp dụng chuyển đổi số?
“Chuyển đổi số” hiện nay được các phương tiện truyền thông đại chúng nhắc đến không ít, bên cạnh các khái niệm khác như: big data, blockchain, đám mây,….Được coi là xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy thực sự chuyển đổi số là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau nhé:
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số được coi là một xu hướng tất yếu của thời đại, là quá trình thay đổi từ tổng thể đến toàn diện của một cá nhân, tổ chức về cách làm việc, cách sống hay phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Nghĩa là ứng dụng những tiến công nghệ số phát triển như: Big data, Cloud,…vào hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Chuyển đổi số có rất nhiều định nghĩa như:
Xem thêm: Thời đại công nghệ 4.0 là gì? Tác động của nó với cơ hội việc làm
- Theo Gartner, Chuyển đổi số là là dùng các công nghệ số khác nhau để thay đổi mô hình mô hình kinh doanh, nhằm tạo ra những giá trị mới, cơ hội mới và doanh thu.
- Theo Microsoft, chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, quy trình và dữ liệu nhằm tạo ra các giá trị mới.
- Theo FPT, chuyển đổi số được dùng trong các doanh nghiệp, tổ chức, là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang doanh nghiệp bằng cách áp dụng những công nghệ mới như: điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data),…Giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức có cách mới để quản lý, hiểu và chuyển đổi trong hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
Các lĩnh vực nào áp dụng chuyển đổi số?
Chuyển đổi số, ngày càng được phát triển và phổ biến rộng rãi, nó được ứng dụng vào khá nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, có hai lĩnh vực chính được sử dụng nhiều nhất đó là:
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Theo nhận định, chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Nó được coi là xu hướng không thể đảo ngược được, nếu doanh nghiệp nào không sử dụng chuyển đổi hóa sẽ rất khó thành công. Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đã trở thành chiến lược của các doanh nghiệp, tổ chức. Có khoảng 90% các công ty sử dụng chuyển đổi số, từ nghiên cứu tới triển khai thực hiện. Tại nhiều doanh nghiệp, đây được coi là yếu tố sống còn bởi khi ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng sự sáng tạo và thấu hiểu khách hàng hơn.
Xem thêm: Nghề kế toán: Nâng cao năng lực với với chương trình US CMA
Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước
Không chỉ được áp dụng trong tổ chức, doanh nghiệp, chuyển đổi số còn được áp dụng trong cơ quan Nhà nước. Đây là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương. Hoạt động này được áp dụng như: ô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương, chính phủ số, chính phủ điện tử,….
Chuyển đổi số tại thế giới và Việt Nam diễn ra như thế nào?
Chuyển đổi số tại thế giới
Trước đây, hầu như chỉ với các công ty dẫn đầu thị trường, có tiềm lực kinh tế mạnh và lớn mới có khả năng tiếp cận được với các công nghệ kiểu cũ. Nhưng bây giờ đã thay đổi rất nhiều, dù là công ty lớn hay nhỏ, thậm chí là các công ty mới startup cũng đều có khả năng tiếp cận với chuyển đổi số. Khi nó dần phổ biến trên thế giới, cũng là lúc thay đổi được nhận thức của các nhà lãnh đạo và có khả năng chuyển đổi thành công tổ chức. Không chỉ vậy, khi các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia nhìn ra tầm quan trọng khi đảm bảo an ninh quốc gia và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Xem thêm: Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Những kỹ năng nào cần có?
Vào năm 2017, Microsoft đã nghiên cứu tác động chuyển đổi số tại các khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tác động của nó mang lại cho GDP là 6%, đến năm 2021 đạt tới 60%. Có thể thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng chuyển đổi số.
Theo nghiên cứu của MCKinsey, năm 2025, chuyển đổi số sẽ tác động đến GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, các nước Châu Âu là khoảng 36%, đất nước Brazil là 35%,….
Với các quốc gia khác nhau, mức độ chuyển đổi số công nghệ còn phụ thuộc rất nhiều vào mô hình doanh nghiệp của tùy từng nước. Trong đó, Châu Âu được đánh giá là khu vực có chuyển đổi số nhanh nhất, sau đó là Mỹ và các nước tại Châu Á.
Chuyển đổi số tại Việt Nam
Chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành như: giao thông, du lịch, tài chính,… nó mang lại những dịch vụ có ích và có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Chính phủ cũng đang nỗ lực để xây dựng được Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hiện nay, có hơn 30 thành phố định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới. FPT cũng triển khai chuyển đổi số với gần 36.000 người, cùng cam kết đạt được kết quả trong vòng 12 tháng tới.
Thế mạnh công nghệ mới đã giúp không ít các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam chiếm khá lớn khoảng 97%, trình độ nhận thức về các công nghệ đổi mới còn thấp, cũng như chưa nhận thức chính xác được vai trò chuyển đổi số. Máy móc sử dụng hầu như là nhập không, còn lại là những công nghệ cũ từ thời 1990.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tại Việt Nam còn gặp không ít các rào cản như: thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu tư duy kỹ thuật số và đặc biệt thiếu các kỹ năng số và nhân lực,… Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ, vẫn đang cố gắng để bước đầu đầu tư vào an ninh mạng, nâng cấp phần mềm,…
Ý nghĩa của chuyển đổi số 4.0 trong doanh nghiệp
Tăng cường liên kết giữa các phòng ban
Nhờ vào việc sử dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp tự động, chuyển đổi số giúp các phòng ban trong công ty dễ dàng thường xuyên giao tiếp, chia sẻ cùng nhau các tài liệu, thông tin tại bất cứ đâu mà không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp mới có thể trao đổi được với nhau, cải thiện rất nhiều khả năng cộng tác.
Xem thêm: Thời đại công nghệ 4.0 là gì? Những thách thức và cơ hội đầy hứa hẹn
Nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí
Chuyển đổi số có tác dụng rất lớn trong việc giảm thiểu tối đa chi phí trong các hoạt động cho doanh nghiệp. Các vấn đề lưu trữ dữ liệu, sẽ được quản lý bởi các nhà cung cấp bên ngoài và giải quyết bằng điện toán đám mây. Giúp các nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp có thời gian tập trung hơn vào các công việc, dự án khác, vừa mang lại nhiều giá trị kinh doanh vừa giảm bớt lo lắng về lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra, doanh nghiệp thay vì tác vụ và quy trình thủ công, tốn nhiều thời gian, thì hiện nay đã có thể tự động hóa. Có tác động tích cực đến việc nhân viên sẽ không còn phải thực hiện các nhiệm vụ đơn điệu nữa, cải thiện rất lớn đến năng suất lao động,
Ví dụ: thu thập dữ liệu khách hàng, quản trị nhân sự, lập báo cáo,….
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Công nghệ số sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin chi tiết về dữ liệu của khách hàng bao gồm: khả năng tương tác, các sở thích,… Ngoài ra, công nghệ số mới còn là phương tiện hữu ích giúp phân tích dữ liệu, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng để có thể đáp ứng tốt hơn những mong đợi và nhu cầu của khách hàng.
Xu hướng chuyển đổi số vẫn thay đổi không ngừng tại thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mong rằng sau bài viết về “Chuyển đổi số là gì?” sẽ giúp bạn có góc nhìn mới mẻ và kiến thức bổ ích hơn trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!