Chuỗi giá trị là gì? Điểm khác biệt mô hình chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Chuỗi giá trị là gì? Điểm khác biệt của mô hình này so với chuỗi cung ứng hiện tại ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Chuỗi giá trị là gì?
Chuỗi giá trị hay còn được gọi là chuỗi giá trị phân tích. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh để chỉ một loạt các hoạt động khác nhau năm trong quy trình của sản phẩm.
Hiểu đơn giản, khái niệm chuỗi giá trị chính là các hoạt động bất kỳ nhằm mục đích làm tăng giá trị tại mỗi bước trong toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm. Các sản phẩm được sản xuất ra sẽ phải trải qua từng giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn đó, chúng ta sẽ thấy được giá trị của sản phẩm được tăng lên. Từ đó, khi bán ra ngoài thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tối đa hóa được lợi nhuận cho riêng mình.
Xem thêm: SCM là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành supply chain management hiện nay
Hoạt động chính của mô hình chuỗi giá trị
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, hoạt động chính của các mô hình này gồm những nhiệm vụ:
- Inbound Logisitics: Tiếp nhận, lưu trữ, phân phối nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất
- Operation: Nguyên liệu thô được đưa vào quy trình sản xuất để cho ra sản phẩm cuối cùng trước khi phân phối tới người dùng
- Outbond Logisitics: Gồm các bước khác nhau để có thể phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng theo đúng tập khách hàng
- Marketing and Sales: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, quản lý sản phẩm để đảm bảo nhắm được mục tiêu thích hợp
- Services: Là các hoạt động cần thiết nhằm duy trình hiệu suất của sản phẩm gồm: Bảo trì, sửa chữa, dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
Và bên cạnh hoạt động chính của value chain, còn có một số hoạt động phụ trợ khác như:
- Procurement: Tìm kiếm, thu mua các nguyên liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất
- Technology development: Nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới để giúp nâng cao năng suất của mô hình chuỗi giá trị
- HR management: Tuyển dụng, đào tạo, giữ chân nhân viên để có thể phục vụ cho chiến lược kinh doanh
- Firm infranstructure: Xây dựng cơ chế quản lý, lập kế hoạch, kiểm toán, đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức.
Điểm khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Giữa hai mô hình này có những điểm khác biệt nhất định như:
Bản chất của 2 mô hình
- Value chain sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ thông qua một quy trình chặt chẽ, chi tiết từ việc bắt đầu sản xuất cho đến khi phân phối ra ngoài thị trường mục tiêu .
- Chuỗi cung ứng sẽ là sự tổng hợp các hoạt động của công người, tổ chức. Từ đó, sản phẩm; dịch vụ sẽ đi qua các bước trong supply chain để tới với tay người dùng.
Về sự khởi đầu
- Value chain toàn cầu sẽ tập trung chủ yếu vào việc nâng cao giá trị sản phẩm. Bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng, kết thúc là sản phẩm được tạo ra.
- Supply chain bao gồm các hoạt động vận chuyển, giao nhận sản phẩm từ cảng đi sang cảng đến. Sau đó sẽ kết thúc bằng việc đưa sản phẩm đến tay người dùng.
Ứng dụng của chuỗi giá trị trong các lĩnh vực
Trong quá trình sản xuất
Đây chính là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thô thành các sản phẩm hoàn chỉnh để có thể đưa tới tay những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để có thể tăng được sự cạnh tranh thì sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn sẽ cần phải có sự khác biệt nhất định hoặc giảm thiểu được những khoản tiền không cần thiết để giảm chi phí trong chuỗi giá trị sản xuất
Trong marketing
Ứng dụng trong marketing của chuỗi giá trị hiện gồm các hoạt động như: quảng cáo, khuyến mãi, các kênh phân phối … Những phương thức này nhằm thúc đẩy nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Và qua các hoạt động đó sẽ đem hình ảnh của thương hiệu gần hơn với tâm trí người dùng.
Xem thêm: Cẩm nang nghề nghiệp tìm việc làm cho mọi trình độ của ứng viên
Trên đây là những thông tin cơ bản về chuỗi giá trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình quan trọng này trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.