Chairman là gì? Công việc và trách nhiệm của Chủ tịch cần làm là gì?
Chairman trong tiếng Anh có nghĩa là chức danh Chủ tịch trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Vậy sự khác nhau giữa Chairman và CEO là gì? Trách nhiệm của Chairman là gì? Cùng News.timviec giải đáp trong bài viết sau nhé!
Tìm hiểu chức vị Chairman
Chairman là gì?
Chairman là một từ tiếng Anh được dịch ra là Chủ tịch, một chức vị trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn. Chủ tịch đóng vai trò lớn nhất trong việc điều hành, lãnh đạo tổ chức kinh doanh, tập đoàn.
Những Chairman thường là người góp vốn đầu tư nhiều nhất trong công ty, tập đoàn, đôi khi họ chính là người sáng lập công ty. Thường những người được ngồi ở vị trí Chủ tịch đều có năng lực chuyên môn, lãnh đạo tốt.
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu trong ban quản trị, do đại hội đồng cổ đông họp bàn và bầu ra. Người giữ chức chủ tịch HĐQT không nhất thiết phải sở hữu vốn đầu tư nhiều nhất, mà là người làm việc “chuyên nghiệp” nhất. Chairman là chỉ chủ tịch có giới tính nam, còn chủ tịch nữ sẽ được gọi là Chairwoman.
Tìm hiểu thêm: Bpo là gì? Tầm quan trọng của Bpo trong doanh nghiệp
Vai trò của vị trí Chairman trong doanh nghiệp, tập đoàn
Với cương vị là người lãnh đạo đứng đầu, có quyền hành gần như cao nhất trong công ty nên các Chairman sẽ có vai trò và trách nhiệm rất lớn. Tất cả vấn đề liên quan đến sự phát triển của công ty đều thuộc tránh nhiệm mà chủ tịch cần phải đảm nhiệm.
Mặc dù, khi có bất kì quyết sách quan trọng đều cần họp bàn trước đại hội đồng cổ đông nhưng Chairman sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Họ luôn phải giám sát, trực tiếp các cuộc họp ban lãnh đạo. Vì vậy, có thể nói rằng Chủ tịch chính là “trụ cột” trong tập đoàn, doanh nghiệp.
Tham khảo – Công nhân sản xuất là gì? Hiểu đúng công việc công nhân sản xuất trực tiếp là gì
Phân biệt giữa Chairman và CEO
Sẽ có không ít người bị nhầm lẫn giữa hai vị trí chức Chairman và CEO. Tuy nhiên, hai chức vụ này hoàn toàn khác biệt về quyền hạn trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Chairman | CEO | |
Chức vụ | Chủ tịch hội đồng quản trị | Giám đốc điều hành |
Công việc | Đưa ra những quyết định cho công ty, giám sát tổ chức công việc | Người vận hành, điều hành công việc theo chỉ đạo của chủ tịch |
Vị trí chức danh | Người đứng đầu công ty | Vị trí thấp hơn Chairman trong nội bộ công ty |
Vai trò | Góp vốn, có cổ phần đầu tư nhiều nhất trong công ty | Được thuê để giải quyết công việc, điều hành công ty sao cho hiệu quả |
Trách nhiệm | Định hướng kế hoạch công việc | Thực thi, tìm cách để phát triển kế hoạch định hướng hiệu quả |
Mô tả công việc của một Chairman
Công việc cụ thể của các Chairman
Chủ tịch sẽ là người đưa ra những quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm cho các kế hoạch, hoạt động trong công ty. Về cơ bản nhiệm vụ của họ sẽ gồm có:
- Lên kế hoạch tổ chức công việc dựa vào các đề xuất đóng góp từ HĐQT
- Theo dõi sát quá trình tổ chức công việc từ quyết định, ý kiến từ cuộc họp HĐQT
- Làm người chủ trì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
- Có quyền hạn, nghĩa vụ khác theo các văn bản quy định của công ty
- Kiểm soát, quản lý công việc, nhiệm vụ của Tổng giám đốc hoặc các giám đốc các bộ phận
- Điều phối, tổ chức các cuộc họp thường niên mỗi năm giữa các cổ đông
Mức lương dành cho vị trí Chairman
Mức lương cơ bản của vị trí Chủ tịch thường vào khoảng 70 triệu trở lên tùy vào cơ cấu của mỗi công ty. Việc tăng giảm mức lương này sẽ có thể thay đổi tùy vào sự phát triển của công ty. Không có một con số cố định nào về lương của vị trí lãnh đạo cấp cao này hiện nay.
Phẩm chất cần có ở một Chairman
Vị trí chủ tịch là một chức vụ mà ai cũng mong muốn, nhưng không phải người nào cũng có đủ tố chất để đảm nhận nó. Ban cạnh việc có tố chất lãnh đạo, những phẩm chất cần có ở một người chủ tịch thực thụ gồm có:
- Có tầm nhìn xa trông rộng, luôn biết đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty
- Có đầu óc nhạy bén, khôn ngoan, tư duy phản biện sắc sảo
- Biết nhận thức nhân tài, níu chân những nhân sự có năng lực cống hiến cho sự phát triển của công ty
- Không ngừng học hỏi, biết lắng nghe, luôn đưa ra những quyết định có tính rủi ro thấp nhất
- Chân thành, hòa đồng, cởi mở với các nhân viên trong công ty
- Có khả năng truyền lửa tới các nhân viên, đưa đến nguồn năng lực tích cực, nhiệt huyết cống hiến cho công việc
- Công bằng, dân chủ với nhân viên, tránh thiên vị, bao che khuyết điểm của cấp dưới
Xem thêm: Lao động phổ thông là gì? Cơ hội việc làm cho LĐPT hiện nay ra sao
Qua bài viết trên, News.timviec.com.vn đã giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm Chairman là gì? Hi vọng rằng, những chia sẻ trên thực sự hiểu ích, tăng vốn kiến thức của độc giả. Đừng quên đón đọc những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi nhé!