Production worker là gì? Hiểu đúng công việc công nhân sản xuất trực tiếp là gì
Công nhân sản xuất là gì? Công việc hàng ngày của các công nhân sản xuất trực tiếp diễn ra như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Công nhân sản xuất là gì?
Công nhân nói chung được hiểu là người lao động phổ thông. Đây là nhóm người thực hiện công việc lao động thường xuyên sử dụng sức lực để làm việc để có thể nhận lại được thu nhập. Công nhân sẽ được thuê làm việc theo hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể và có những công việc cụ thể theo đúng năng lực sẵn có của bản thân .
Trong đó, phải kể đến vai trò của công nhân sản xuất tiếng anh thường gọi là Production worker chịu trách nhiệm quá trình vận hành và bảo dưỡng các trang thiết bị hoạt động trong nhà máy, nhà kho. Thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nguyên vật liệu để phân phối. Theo đó, công việc chính của một nhân viên sản xuất là lắp ráp và kiểm tra toàn bộ sản phẩm, bảo đảm được thiết bị máy móc hoạt động bình thường để hỗ trợ quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa diễn ra thật hiệu quả nhất.
Công nhân sản xuất đang là một trong những vị trí được nhiều doanh nghiệp quan tâm tuyển dụng số lượng lớn. Vị trí này thường không quá yêu cầu cao về bằng cấp cũng như phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, công việc này đang thu hút được khá nhiều lao động quan tâm.
Xem thêm: Cách download mẫu CV xin việc đẹp, chuẩn, chỉ với vài thao tác đơn giản
Công việc của công nhân sản xuất là gì
Công nhân sản xuất nắm vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm dọn dẹp, vận hành và bảo dưỡng thiết bị máy móc hỗ trợ trên dây chuyền lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm tuân thủ những hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn của nhà máy quy định.
Trách nhiệm của Production Worker
- Vận hành máy móc sản xuất và lắp ráp trước khi bắt đầu làm việc.
- Giám sát và quản lý trang thiết bị đảm bảo hoạt động đúng cách.
- Bảo đảm nơi làm việc sạch sẽ không chứa nguyên liệu độc hại.
- Vệ sinh trang thiết bị.
- Xử lý sự cố các trang thiết bị hỏng hóc và báo bộ phận kỹ thuật khi cần.
- Lắp ráp thiết bị bằng tay.
- Sử dụng dụng cụ khoan, hàn gắn các thiết bị.
- Quan sát và loại bỏ những bộ phận có lỗi trong quá trình lắp ráp.
- Kiểm tra sản phẩm đã lắp ráp để có những tiêu chí chất lượng nhất.
- Gắn nhãn vào logo công ty và các thiết bị bên ngoài sản phẩm.
- Đóng gói sản phẩm và sắp xếp bốc vác.
- Thực hiện nghiêm chỉnh an toàn sản xuất và xử lý nguyên vật liệu trong nhà máy.
- Đáp ứng quy trình sản xuất đúng thời gian quy định.
- Báo cáo sự cố với người quản lý kịp thời và nhanh chóng.
- Đọc hiểu được màn hình thiết bị máy móc.
- Nắm được cấu tạo và chức năng của các thiết bị.
- Tìm ra những sự cố của máy móc trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề khi gặp sự cố trong sản xuất.
- Chăm chỉ làm việc đạt hiệu quả công việc.
- Nắm rõ quy trình và hướng dẫn về an toàn máy móc.
- Sử dụng dụng cụ tiết kiệm và an toàn.
- Làm việc theo sự sắp xếp và quản lý của cấp trên.
- Có sức khỏe, chịu được áp lực công việc.
- Lắp ráp những thiết bị kích thước nhỏ cần tỉ mỉ và khéo léo.
Công nhân có cần kỹ năng, bằng cấp gì không?
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, nhà máy khi tuyển dụng công nhân thường sẽ không yêu cầu bằng cấp. Chỉ cần bạn có bằng tốt nghiệp THCS, THPT đều có thể nộp hồ sơ xin việc cho mọi vị trí lao động phổ thông khác nhau. Sau khi đã được tuyển dụng, các ứng viên sẽ phải tham gia một quá trình đào tạo ngắn hạn từ phía doanh nghiệp thì sẽ được trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị để sản xuất sản phẩm.
Những kỹ năng nghề nghiệp cần có của công nhân sản xuất là gì
Kỹ năng giao tiếp
Dù bất kỳ ngành nghề nào cũng đều phải cần phải có kỹ năng giao tiếp. Đây chính là bản chất cơ bản để tạo nên thành công. Giao tiếp liên quan tới mọi hoạt động như: nghe, nói, đọc, viết,… Đội ngũ công nhân cũng cần phải có khả năng này để tiếp cận thông tin hiệu quả và nhanh gọn.
Thích nghi với môi trường làm việc
Trong các doanh nghiệp, nhà máy môi trường làm việc khác nhau về cơ cấu, tổ chức. Đây cũng là một trong những lý do vì sao những người lao động cần có khả năng để thích nghi được với môi trường không làm ảnh hưởng tới kết quả công việc và ghi điểm trước mọi người xung quanh.
Nhận thức, trách nhiệm với công việc
Trách nhiệm và nhận thức là một trong những điều cốt lõi của một người lao động luôn đặt lên hàng đâu. Khả năng nhận thức chính là chìa khóa tạo nên sự lâu dài về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc. Áp dụng được những tiên tiến vào trong quá trình hoạt động sản xuất.
Khả năng làm việc theo nhóm
Công việc chủ yếu của công nhân sản xuất chính là làm việc theo dây chuyền được phân chia theo từng nhóm để xử lý từng công đoạn trong công việc. Để cả nhóm hoàn thành được nhiệm vụ được giao chắc chắn bạn cần phải có kỹ năng làm việc nhóm để tránh khỏi những xích mích, bất đồng trong quá trình làm việc.
Tham khảo: Cơ hội việc làm lao động phổ thông mới nhất
Mức lương cơ bản của công nhân sản xuất
Với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu công nghiệp mọc lên như nấm tại Việt Nam đây cũng là cơ hội và là thách thức cho các bạn muốn ứng tuyển vào vị trí công nhân sản xuất. Mức thu nhập của một công nhân sản xuất khá ổn định giao động trung bình từ 7tr/tháng. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, công việc, vai trò của bạn trong hoạt động sản xuất sẽ có mức lương hợp lý hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về công nhân sản xuất là gì và những thông tin cần nắm về công nhân sản xuất. Đừng quên cập nhật thêm những thông tin hữu ích hỗ trợ bạn có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai tốt hơn.