Cache là gì? Cách xóa bộ nhớ đếm ứng dụng cache trên mọi trình duyệt
Cache là gì? Làm thế nào để xóa được bộ nhớ đệm cache trong mọi trình duyệt internet hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Cache là gì?
Cache được hiểu là bộ nhớ đệm trong máy tính. Đó có thể là những phần cứng, phần mềm đã có sẵn trong máy tính nhằm tích hợp, lưu trữ các dữ liệu tạm thời. Cơ chế hoạt động của bộ nhớ đệm cache là hoạt động lưu trữ dữ liệu dựa theo dạng nhị phân. Điều này giúp cho người dùng có thể truy cập được website nhanh hơn thông qua việc tăng tốc độ, giảm độ trễ của website. Bên cạnh đó, việc tương tác với website cũng sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn. Từ đó sẽ giúp cho website có thể gia tăng được lượt traffic cho riêng mình.
Xem thêm: Cookies là gì? Cách quản lý dữ liệu cookies trình duyệt máy tính hiện nay
Bộ nhớ đệm cache có tầm quan trọng như thế nào
Bộ nhớ cache là gì hiện có vai trò rất quan trọng trong việc tăng tốc độ load website. Nếu như được sử dụng một cách phù hợp, bộ nhớ ứng dụng không chỉ giúp bạn tải site nhanh chóng mà còn giảm tải nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động lập trình web của riêng bạn. Ví dụ, nếu bạn mới truy cập một trang web lần đầu tiên, hệ thống sẽ tự động chuyển thành tệp HTML và được gửi đến trình duyệt web của người truy cập. Kể từ lần truy cập sau, cho cache đã lưu trữ tập tin HTML này nên tốc độ mở trang web của bạn sẽ rất nhanh.
Điều này sẽ giúp cho lượng traffic được tăng lên nhanh chóng vì người dùng không cần phải chờ một cách quá lâu để có thể truy cập website. Đồng thời, nếu máy tính của bạn đang sở hữu bộ nhớ RAM yếu thì đây là điều rất thuận lợi khi website có thể hoạt động được mà không tốn quá nhiều băng thông.
Các dạng bộ nhớ cache phổ biến
Write-around cache
Write around cache là dạng bộ nhớ đệm có khả năng ghi nhớ những hoạt động trực tiếp trong quá trình làm việc với máy tính. Đặc biệt, chúng hoàn toàn bỏ qua cache.
- Ưu điểm: Bộ nhớ này có thể giảm tải được tình trạng quá tải vì không có quá nhiều bản ghi được thực hiện cùng thời điểm.
- Nhược điểm: Do không lưu trữ dữ liệu nên sẽ làm cho hoạt động truy cập ban đầu bị chậm lại.
Write-through cache
Đối với dạng bộ nhớ write through cache, tất cả các dữ liệu sẽ được ghi đè lên cả bộ nhớ đệm cũng như bộ nhớ dữ liệu cố định.
- Ưu điểm: Dữ liệu luôn được lưu trữ thường xuyên. Vì thế bạn sẽ tìm kiếm lại được thông tin mình cần một cách khá nhanh chóng.
- Nhược điểm: Do thời gian lưu trữ khá dài nên vô tình sẽ làm gia tăng độ trễ trong quá trình thu thập dữ liệu trên các platform.
Write-back cache
Bộ nhớ đệm ghi lại là một dạng bộ nhớ cho phép chuyển toàn bộ các dữ liệu sang bộ nhớ cache. Sau đó, các dữ liệu này sẽ tiếp tục được sao lưu từ cache sang bộ nhớ chính của máy.
- Ưu điểm: Tốc độ truy cập, mức độ tương tác của website với người dùng cũng sẽ được cải thiện nhiều.
- Nhược điểm: Mức độ an toàn bảo mật thông tin khá kém. Các dữ liệu có thể bị mất trước khi nó được lưu vào bộ nhớ chính.
Xem thêm: Big data là gì? Ứng dụng và cơ hội việc làm ngành dữ liệu lớn thời 4.0
Có nên thực hiện xóa bộ nhớ đệm cache
Việc xóa bộ nhớ chủ yếu để giúp ứng dụng về lại trạng thái ban đầu trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, một số ứng dụng có thể tốn tới hàng GB để có thể lưu trữ. Vì vậy, nếu như bạn không còn cần nữa thì hoàn toàn có thể xóa đi để có thể giải phóng tài nguyên cho máy. Việc xóa bộ nhớ đệm cache hiện không gây ra bất cứ trở ngại gì cho máy tính của bạn. Tuy nhiên, nếu vô tình xóa cache vào những lúc thiết bị đang cần để sao lưu, hệ thống sẽ phải tự khởi tạo lại các file trên. Do đó, nếu như không có lý do thật sự cần thiết thì không nên xóa bộ nhớ đệm làm gì.
Cách xóa bộ nhớ đệm trên mọi trình duyệt web hiện nay
Cách xóa bộ nhớ đệm trên Chrome
Để xóa cache trên Chrome, bạn làm theo các bước:
- Bước 1: Click chuột vào biểu tượng dấu 3 chấm trong menu trình duyệt. Chọn History
- Bước 2: Click chọn clear browsing data
- Bước 3: Tùy chọn các mốc thời gian, loại dữ liệu muốn xóa
- Bước 4: Click clear data để xóa toàn bộ dữ liệu
Cách xóa bộ nhớ đệm trên Safari
- Bước 1: Di chuyển đến tab History trong thanh menu ngay phía trên trình duyệt -> Chọn Clear History.
- Bước 2: Chọn thời gian (nếu muốn xóa hết toàn bộ dữ liệu, chọn All history).
- Bước 3: Nhấn nút Clear History để hoàn tất việc xóa dữ liệu. Lưu ý, Safari không cho phép lựa chọn loại dữ liệu mà bắt buộc user phải xóa tất cả lịch sử, cache, cookies.
Trên đây là chi tiết về cache là gì. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ đệm trong máy tính và làm việc với cache một cách hiệu quả hơn.