Cách hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133 chi tiết
Cách hạch toán thuế môn bài theo đúng chuẩn mực kế toán hiện nay ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây
Hạch toán thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài là một dạng thuế thực thu của các doanh nghiệp thường được nộp theo năm. Đối với các doanh nghiệp đã nộp thuế môn bài từ trước thì sẽ không cần phải nộp lại hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan chức năng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu có những sự thay đổi làm chênh lệch khoản tiền thuế đã nộp từ trước đó thì các công ty sẽ cần phải nộp lại hồ sơ kê khai thuế; lệ phí môn bài cho cơ quan chức năng có liên quan.
Thông thường, nếu như doanh nghiệp không có thay đổi nội dung trong giấy phép đăng ký kinh doanh, gia tăng vốn điều lệ có làm ảnh hưởng nhất định đến mức thuế thì sẽ chỉ phải nộp lại tiền thuế môn bài cho cơ quan chức năng vào ngày 30/1 hàng năm.
Xem thêm: Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
Cách hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133
Đối với các doanh nghiệp áp dụng cách hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133/2016/TT – BTC. Bộ phận kế toán sẽ cần phải chú ý những điều sau:
Những tài khoản dùng để tính toán thuế
- Tài khoản 642 (6422)
- Tài khoản 333 (3338)
- Tài khoản 111, hoặc 112
Cách thức hạch toán chi tiết
Trong hoạt động kê khai thuế môn bài là gì hàng năm, bộ phận kế toán ghi:
- Nợ TK 6422: Tiền thuế phải nộp cho cơ quan chức năng
- Có TK 3338: Tiền thuế môn bài phải nộp
Khi đã nộp thuế môn bài vào ngân sách nhà nước.
- Nợ TK 3338: Tiền thuế thực nộp ngân sách nhà nước
- Có TK 111: Thuế thực nộp ngân sách nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp nộp tiền mặt
- Có TK 112: Thuế thực nộp vào ngân sách trong trường hợp doanh nghiệp chuyển khoản qua ngân hàng thương mại
Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì? Các đối tượng liên quan tới thuế XNK
Cách hạch toán lệ phí môn bài dựa theo thông tư 133
Để có thể tính toán được mức lệ phí môn bài chính xác theo thông tư 133, bộ phận kế toán của các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào vốn điều lệ đã ghi rõ trên giấy phép kinh doanh dựa theo quy định tại nghị định 139/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại khoản 1, điều 4 của nghị định này, mức phí môn bài dành cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối dịch vụ trên thị trường hiện nay như sau:
- Đối với tổ chức có vốn điều lệ, vốn đầu tư quá 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/ năm
- Đối với tổ chức có vốn điều lệ, vốn đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ: 2.000.000 đồng/ năm
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phi thương mại: 1.000.000 đồng/ năm
Lưu ý:
- Nếu các công ty được thành lập trong 6 tháng đầu tiên: sẽ phải nộp mức thuế là 1 năm.
- Nếu các công ty đã được thành lập trong 6 tháng qua (từ ngày 1 tháng 7 đến cuối năm): Thời điểm cần phải nộp thuế môn bài vào ngân sách nhà nước sẽ là 6 tháng/ lần.
Trên đây là chi tiết về cách hạch toán thuế môn bài theo quy định mới nhất của thông tư 133/2016/ TT-BTC hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích cho kiến thức nghiệp vụ kế toán của riêng mình.