Các ngành Đại học Luật Hà Nội năm 2022 là những ngành nào?
Theo như công bố, các ngành Đại học Luật Hà Nội vẫn sẽ giữ nguyên việc đào tạo và tổ chức như năm trước. Cụ thể, có 5 nhóm ngành chính đang được giảng dạy. Hãy cùng đọc tiếp bài viết xem đó là những ngành nào nhé!
Giới thiệu chung về Trường Đại học Luật Hà Nội
Giới thiệu về Trường Đại học Luật Hà Nội
Thông tin cơ bản
- Tên trường: Đại học Luật Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi Law University (HLU)
- Mã trường: LPH
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Tại chức – Liên thông
- Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
- SĐT: 8424.38352630
- Email: [email protected]
- Website: http://hlu.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/daihocluathanoi
Lịch sử phát triển
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với nhiệm vụ: “Quyết tâm đưa Trường Đại học Pháp lý Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”
Trong những năm đầu khi mới thành lập và bước vào hoạt động, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.
Đại học Luật Hà Nội những năm về trước
Đến năm 1982, đáp ứng yêu cầu tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật, Bộ Tư pháp đã quyết định mở rộng quy mô Trường và thống nhất một đầu mối đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam bằng cách sáp nhập Trường Trung học chuyên nghiệp Pháp lí I và Trường Cán bộ Toà án Hà Nội vào Trường Đại học Pháp lí Hà Nội.
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Trường đã được mang tên gọi mới là Trường Đại học Luật Hà Nội (theo Quyết định số 369/QĐ-BTP ngày 06/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
Bảng tổng hợp các ngành của Đại học Luật Hà Nội
Hiện nay, các khoa của Đại học Luật Hà Nội bao gồm:
|
|
|
|
|
Chi tiết các ngành Trường Đại học Luật Hà Nội
Ngành Luật
Khoa Luật Đại học Luật Hà Nội có phân chia ra các ngành khác nhau, một trong số đó là ngành Luật. Luật học là một ngành học với số lượng sinh viên đông đảo nhất. Ngành Luật học được quản lí bởi 4 khoa Pháp luật Hình sự, Pháp luật dân sự, Hành chính – Nhà nước và Pháp luật Quốc tế. Đào tạo đầu ra của ngành luật học sẽ là những cử nhân luật được trang bị đầy đủ những nền tảng cơ bản ở mọi lĩnh vực luật học.
Ngành Luật kinh tế
Ngoài những môn học chung ở kì đầu và một số môn cơ bản như luật dân sự, luật thương mại hay tài chính của Việt Nam… thì với ngành luật kinh tế sinh viên sẽ được nghiên cứu chuyên sâu vào các môn học thuộc lĩnh vực kinh tế như : Kinh tế vi mô, vĩ mô…và khi ra trường thì sẽ được cấp bằng “Cử nhân luật kinh tế”.
Dù cũng học theo tín chỉ như ngành Luật học, nhưng các lớp luật kinh tế sẽ được nhà trường sắp xếp lịch học với 2 môn 15 tuần và 3 môn 5 tuần. Khối lượng kiến thức phải học khá thoải mái nhưng đôi khi lịch học sẽ lấy mất chút thời gian riêng tư vì mọi thứ được nhà trường sắp xếp sẵn.
Ngành Luật thương mại quốc tế
Cách tổ chức của các lớp thương mại quốc tế tương tự với luật kinh tế, nhưng sẽ chịu sự quản lý của khoa Luật thương mại quốc tế. Các bạn sinh viên sẽ được định hướng đào tạo để trở thành những cử nhân luật có chuyên môn về các lĩnh vực luật quốc tế, đặc biệt là luật thương mại.
Hai năm đầu tiên, sinh viên ngành luật thương mại quốc tế cũng sẽ được đào tạo những môn học nền tảng như. Sang đến năm thứ 3, chương trình học sẽ được đổi mới, chuyên sâu hơn vào các lĩnh vực quốc tế, sẽ tham gia học tập, nghe giảng bằng tiếng Anh, sẽ được tiếp xúc với nhiều các chuyên gia, các luật sư, các nhà chuyên môn – những người có trong mình những kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Trong năm 2015 vừa qua, Đại học Luật Hà Nội đã tổng kết lại quá trình đào tạo khóa đầu tiên của ngành luật Thương mại quốc tế, từ đó rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho thực tiễn các khóa sau.
Xem thêm: Các ngành Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: Thông tin chi tiết
Ngành Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý)
Đây là một ngành học mới được tuyển sinh từ năm 2014 vừa qua, và chưa có nhiều thông tin về nó. Đây là một ngành học mới mẻ, và sẽ đào tạo song song cả kĩ năng ngoại ngữ cũng như kiến thức pháp luật cơ bản cho các bạn.
Các cử nhân ngành ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị kĩ năng tiếng Anh pháp lý để hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực luật. Các sinh viên ngành ngôn ngữ Anh cũng có thể lựa chọn phương án học hai bằng để vừa có bằng luật và vừa có bằng tiếng Anh.
Ngành luật Chất lượng cao
Việc tuyển chọn vào lớp Chất lượng cao sẽ diễn ra sau khi các sinh viên nhập trường. Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành luật có chuẩn đầu ra cao hơn so với chương trình đào tạo đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm, khả năng thích nghi với môi trường công tác.
Chương trình đào tạo đại học chất lượng cao chú trọng trang bị kiến thức thực tiễn , kỹ năng hành nghề, tiếng anh pháp lý. Trường bố trí giảng viên giỏi tham gia giảng dạy ( trong đó có một số giảng viên, thỉnh giảng là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư giỏi đang hành nghề), ưu tiên tối đa về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ học tập, có phòng học riêng được trang bị hiện đại, tăng cường đi thực tế, trao đổi sinh viên với các cơ sở đào tạo của nước ngoài, tổ chức cho sinh viên học nghề tại Văn phòng thực hành nghề luật, trung tâm tư vấn pháp luật của trường, được tạo điều kiện tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn pháp luật với giảng viên.
Điểm chuẩn các ngành trong Đại học Luật Hà Nội
Từ năm 2019 đến năm 2021, trường tổ chức giảng dạy các khoa Đại học Luật Hà Nội như sau:
Ngành | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | |
Xét theo KQ thi THPT | Xét theo học bạ THPT | Xét theo KQ thi THPT | ||
Luật | 21,55 (A00) 21 (A01) 26 (C00) 22 (D01) 18,95 (D02) 18,90 (D03 | A00: 24,70 A01: 23,10 C00: 27,75 D01, D02, D03: 25 | A00: 24,17 C00: 25 A01: 24,61 D01, D02, D03: 24,27 | A00: 25,35 A01: 25,75 C00: 28,00 D01, D02, D03, D05, D06: 26,55 |
Luật Kinh tế | 23,75 (A00) 24,10 (A01) 27,25 (C00) 24,35 (D01) 21,55 (D02) 22,40 (D03) | A00: 26,25 A01: 25,65 C00: 29 D01, D02, D03: 26,15
| A00: 26,01 C00: 27,18 A01: 26,04 D01, D02, D03: 25,18 | A00: 26,25 A01: 26,90 C00: 29,25 D01, D02, D03, D05, D06: |
Luật Thương mại quốc tế | 22,90 (A01) 23,40 (D01) | A01: 24,60 D01: 25,60 | A01: 25,57 D01: 24,57 | A01: 26,20 D01: 26,90 |
Ngôn ngữ Anh | 20 (A01) 21,50 (D01) | A01: 21,55 D01: 24,60 | A01: 25,35 D01: 26,25 | |
Luật (Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ) | A01: 18,10 C00: 24 D01, D02, D03: 21,10 | A00: 21,30 A01: 23,15 C00: 25,25 D01, D02, D03, D05, D06: 25,65 |
Trên đây là bài viết trả lời những thắc mắc về các ngành Đại học Luật Hà Nội. Hy vọng bạn đọc đã tìm được thông tin cần thiết tại đây. Để xem thêm thông tin về các trường đại học khác, mời bạn đọc ghé trang cẩm nang nghề nghiệp nhé!