Bảo trợ truyền thông là gì? Các hình thức tối ưu tài trợ truyền thông đạt hiệu quả cao
Bảo trợ truyền thông là gì? Có những cách tối ưu hoạt động tài trợ truyền thông nào để đạt hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Bảo trợ truyền thông là gì?
Bảo trợ truyền thông là một hoạt động quen thuộc của lĩnh vực PR – marketing. Đây là công việc mà các trang tin điện tử, cơ quan báo chí có uy tín sẽ đứng ra bảo đảm về việc quảng cáo, hỗ trợ cho công tác truyền thông của một doanh nghiệp, chương trình hoặc sự kiện bất kì trên các nền tảng của họ. Dưới sự thỏa thuận của 2 bên, bên phía các đơn vị báo sẽ cử nhân sự tham gia để tác nghiệp và đưa thông tin nhanh và chính xác nhất trong một khuôn khổ mà nhãn hàng cho phép.

Xem thêm: Khủng hoảng truyền thông là gì? Một số cách xử lý hiệu quả nhất
Tùy vào từng quy mô của chương trình, sự kiện đó mà yêu cầu về hình thức truyền thông sẽ khác nhau, có thể là các tin bài PR chạy độc quyền trên trang hay các hình thức khác, tùy thuộc vào sự thỏa thuận và thống nhất từ 2 bên.
Bảo trợ truyền thông có hiệu quả bằng cách nào?
Việc được nhận bảo trợ chỉ là bước đầu trong việc truyền thông. Để có thể đạt được hiệu quả tối ưu, cần đảm bảo:

Xem thêm: Brand recognition là gì? Làm thế nào để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu
Lập kế hoạch viết, gửi bài cụ thể
Hầu hết, tại một số trang báo sẽ không giới hạn số lượng bài viết, media, hình ảnh => Nên các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi book bài PR thì cần lên kế hoạch rõ ràng, gửi và chia sẻ lịch viết bài cho các đơn vị báo thuận tiện theo dõi và có thể hỗ trợ đăng tải nhanh nhất.
Biên tập các nội dung tin đăng có chất lượng tốt
Đối với một bài viết có nội dung chất lượng cần đảm bảo:
- Cập nhật đầy đủ thông tin về sự kiện, doanh nghiệp
- Cung cấp nhanh chóng nhất về sự kiện, chương trình của doanh nghiệp
- Bài viết cần có chiều sâu, phân tích đa chiều, đa dạng góc nhìn => Nhằm thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả.
Đảm bảo nội dung:
- Pictorials: Bài tường thuật gồm hình, videos
- Analysis: Bài phân tích về sự kiện/ chiến dịch/ cuộc thi, đưa ra được các quan điểm, nhận định
- Report: Cung cấp thông tin về cột mốc các sự kiện trước, trong và sau khi diễn ra
- Recap: Bản tường thuật lại diễn biến các hoạt động, sự kiện bên lề, hội thảo cuộc thi
- Interview: phỏng vấn CEO, khán giả, chuyên gia, nhà tài trợ
Đảm bảo 5 tiêu chí:
- Đúng – Nội dung có cung cấp thông tin chính xác không?
- Dễ hiểu – Ý tứ có rõ nghĩa để khán giả đọc hiểu hay không?
- Hay – Câu từ, văn phong có mang lại giá trị hay không?
- Súc tích – Làm thế nào để bài viết vừa hay vừa cô đọng?
- Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài viết có “đắt giá” không?
Cắt cử nhân sự chuyên trách
2 khâu để có thể tạo nên một bài viết chất lượng là chụp hình, viết bài. 2 công việc tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi người viết phải lên kế hoạch từ trước sau đó sắp xếp và bố trí thời gian ở từng mục thật hợp lý.
Để đảm bảo nội dung tốt, các sự kiện, chiến dịch các doanh nghiệp nên cắt cử tối thiểu 2 nhân sự chuyên trách 2 mảng này.
Gửi bài trước 1 tuần
Gửi bài trước 1 tuần sẽ là thời gian rất hợp lý để đảm bảo bài viết được đăng đúng thời điểm “nóng” nhất, có thể cập nhật kịp thời cho độc giả thông tin mới về sự kiện.
Ở bước này, đơn vị nên đi theo quy trình như sau:
Lên ý tưởng nội dung -> Trưởng bộ phận kiểm duyệt lại -> Gửi sang cho đối tác bảo trợ báo chí
=> Xác định được ai là người duyệt? Duyệt trong bao lâu? Bởi một số đơn vị báo chí do tính chất đặc thù, họ cần thời gian duyệt và sửa khá lâu. Vậy nên, để đảm bảo bài viết lên đúng hạn, cần gửi bài trước 1 tuần để kịp sắp xếp.
Đăng tải bài viết trên các kênh truyền thông khác nhau
Để có thể truyền thông đạt hiệu quả cao, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiệu ứng lan tỏa . Một bài viết có nội dung hay sẽ được nhiều người chia sẻ và biết đến, đặc biệt là trong thời đại truyền thông xã hội phát triển.
Ngoài ra, có thể tận dụng các mối quan hệ như: Giám khảo, ban tổ chức, thí sinh, nhân viên,….Bởi họ đều là các cầu nối, đại sứ của chiến dịch nên sẽ góp một phần rất lớn vào việc đưa thương hiệu lan tỏa rộng rãi đến những người xung quanh hơn.
Những điều nên, không nên làm khi thực hiện bảo trợ truyền thông
Điều nên làm khi thực hiện bảo trợ truyền thông
- Hiểu rõ, đầy đủ các thông tin, điều khoản được cung cấp từ phía đơn vị bảo trợ
- Xác định rõ, chi ra những điều khoản không hợp lý, cần trao đổi lại với đối tác để đảm bảo đôi bên cùng có lợi
- Thống nhất đầy đủ về quyền lợi, trách nhiệm của cả 2 bên trong hợp đồng bảo trợ
- Có sử dụng văn bản cụ thể để đảm bảo được pháp luật bảo vệ trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên
- Bổ sung thêm những giải pháp xử lý trước thời hạn nếu xảy ra hành vi sai phạm, sự can thiệp không giống với thỏa thuận ban đầu đến từ đôi bên.
Việc thực hiện những điều này trong hợp đồng bảo trợ sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. Đồng thời, những vấn đề phát sinh cũng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng.

Những điều không nên làm trong hoạt động bảo trợ truyền thông
- Quên mất sự có mặt của đối tác bảo trợ truyền thông. Hãy chủ động cập nhật tình hình của dự án, báo cáo một cách định kỳ để phía đối tác có thể nắm rõ được tình hình.
- Không nên giữ bí mật về các khoản kinh phí nhận tài trợ. Hãy chủ động gửi lại các báo cáo tài chính nhằm khiến cho đối tác cảm thấy tin tưởng
- Đọc kỹ thông tin trong quá trình trao đổi, tránh đọc hợp đồng bảo trợ truyền thông một cách qua loa để làm lỡ mất những thông tin quan trọng
- Không giục đối tác bảo trợ quá nhiều lần. Hãy cho đôi bên có thời gian để sắp xếp mọi quy trình thật hợp lý
- Tuyệt đối không được trễ hẹn trong các sự kiện, cuộc hẹn với phía đối tác bảo trợ truyền thông.
Xem thêm: ADS là gì? Giải thích chi tiết các hình thức quảng cáo thường gặp
Trên đây là những thông tin xoay quanh việc giải đáp cho câu hỏi: Bảo trợ truyền thông là gì? Bảo trợ truyền thông có hiệu quả bằng cách nào? Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm ra được hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Những điều cần biết về bác sĩ chuyên khoa 1
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 02-06-2023, 11:53Khi đề cập đến chuyên mục Bác sĩ chuyên khoa, chắc chắn rất nhiều người trong số chúng ta đều không xa lạ với thuật ngữ bác sĩ chuyên khoa 1. Tuy nhiên, nếu không làm việc trong lĩnh vực y tế, chúng ta có thể không hiểu rõ về thuật ngữ này. Ngoài ra,...

Hạch toán là gì? Hướng dẫn về quy trình và ý nghĩa hạch toán
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 01-06-2023, 14:11Trong lĩnh vực kế toán, hạch toán là một khái niệm quan trọng và cần thiết để phản ánh đầy đủ và chính xác về tài chính của một doanh nghiệp. Việc thực hiện hạch toán đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản, ghi nhận các khoản thu, chi,...

E-Recruitment là gì? Tìm hiểu về khái quát ý nghĩa E-Recruitment
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 31-05-2023, 11:50E-Recruitment là một phương pháp tuyển dụng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây, mang đến sự linh hoạt cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên trong việc thích ứng với sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự biến đổi trong thị trường lao động. Vậy E-Recruitment là gì và...

Cách tạo file PDF từ file Word, Excel, Powerpoin đơn giản dễ dàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-05-2023, 10:27Định dạng file PDF hiện nay rất phổ biến với tính năng bảo mật mạnh mẽ và phù hợp. Do đó, nếu bạn muốn lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu với mọi người, tạo file PDF là một lựa chọn tốt. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, hãy tham khảo...

Tìm hiểu khái quát về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-05-2023, 16:14Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...

Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-05-2023, 11:07Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...

Associate Director là gì? Trách nhiệm của Associate Director
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-05-2023, 15:31Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...

Kỹ thuật là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 25-05-2023, 14:48" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...

Service charge là gì? Những điều cần biết về service charge
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 24-05-2023, 11:59Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...

Chief executive là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm của CEO
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-05-2023, 11:09Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...