Holding company là gì? Những điều cần biết về công ty holding?
Mô hình holding company ngày nay vô cùng phổ biến bởi những lợi ích lớn nhất là vừa thu được lợi nhuận lại hạn chế được nhiều rủi ro thua thỗ. Cùng tìm hiểu Holding company là gì cũng như các điều cần biết xung quang công ty holding qua bài viết dưới đây
Holding company là gì?
Holding company là một công ty mẹ hoạt động dưới hình thức tập đoàn hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có đủ số cổ phiếu để nắm quyền quyết định quan trọng trong công ty khách, biểu quyết và giám sát quản lý của công ty đó.
Công ty Holding chỉ nắm giữ vai trò giám sát của công ty khác chứ không tham gia sâu vào hoạt động điều hành của doanh nghiệp kia.
Doanh nghiệp được sở hữu 1oo% công ty holding thì được gọi là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn. Công ty holding có thể thuê hoặc sa thải các thành phần quản lý của công ty mà họ sở hữu. Do đó các quản lý phải đảm bảo rằng công ty hoạt động tốt và chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình.
Xem thêm >> Vốn chủ sở hữu là gì? Những điều cần nắm rõ về vốn chủ sở hữu
Phân loại Holding Company
Công ty holding hiện nay có 3 loại phổ biến là:
- Operating Holding Company ( công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh): Ngoài việc đầu tư vốn vào các công ty con thì còn có thể tham gia điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Investment Holding Company ( công ty đầu tư) Công ty holding tập trung đầu tư và thu hổi vốn từ lợi nhuận của mà công ty con mang lại.
- Management Holding Company (công ty Holding quản lý điều hành): Công ty mẹ có thể trực tiếp can thiệp vào hoạt đồng điều hành của công ty con, thu lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty con
Quy trình để thành lập công ty nắm giữ theo quy định pháp luật
Điều kiện để thành lập công ty nắm giữ
- Tên công ty: Không được nhầm lẫn với công ty khác. Tên có thể viết thường, viết hoa hoặc viết tắt.
- Địa chỉ công ty: Phải có địa chỉ trụ sở rõ ràng trên đăng ký kinh doanh cũng như ở ngoài thực tế
- Vốn điều lệ: Tùy vào từng mô hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh mà các công ty sẽ có số vốn điều lệ khác nhau. Số vốn điều lệ này sẽ cần phải được góp đầy đủ sau 90 ngày kể từ khi có đăng ký kinh doanh.
Quy trình để lập công ty holding
- Bước 1: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Nếu như chuẩn bị đúng mẫu hồ sơ theo quy định. Chỉ sau 3 – 5 ngày làm việc thì doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận thành lập công ty.
- Bước 2: Trong vòng 30 ngày sau khi có được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Đại diện pháp nhân sẽ cần phải tiến hành công bố nội dung thành lập công ty holding tại cổng thông tin điện tử về đăng ký kinh doanh của cơ quan chức năng: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Bước 3: Sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh, giám đốc công ty nắm giữ sẽ cần phải tiến hành khắc con dấu và treo bảng hiệu. Các con dấu khi được khắc cũng đều phải được công bố lên cho bộ phận đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư tại địa phương được biết.
- Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại. Khi mở tài khoản, đại diện pháp lý của doanh nghiệp cần phải đem theo các giấy tờ gồm: giấy tờ tùy thân của người đứng đầu, chứng nhận thành lập công ty holding. Sau khi tài khoản được mở xong, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo mã số ngân hàng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Bước 5: Các thủ tục khác mà doanh nghiệp cần phải thực hiện gồm: mua chữ ký điện tử, tuyển dụng bộ phận kế toán, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng….
Lợi ích, hạn chế của mô hình Holding Company
Lợi ích của Holding Company là gì?
- Lợi ích lớn nhất là được hưởng lợi nhuận từ công ty con mà lại được bảo vệ khỏi thua lỗ. Nếu công ty con phá sản thì công ty holding chỉ bị giảm giá trị thặng dư nhưng chủ nợ của của công ty con không có quyền yêu cầu công ty holding thanh toán các khoản vay. Chính vì thế mà đây là mô hình công ty tối ưu nhất hiện nay, vừa giữ được cổ phần, thu lợi nhuận lại ít chịu thiệt hại nhất khi rủi ro xảy ra.
- Danh tính của công ty holding được giữ kín và không truyền bá nhiều bởi giới truyền thông
- Giảm bớt nghĩa vụ thuế chung cho tập đoàn bằng cách chia nhỏ ra nhiều lĩnh vực kinh doanh với mức thuế thấp hơn.
- Chuyển nhượng tài sản dễ dàng: Công ty con của holding company hoạt động độc lập nên thuận lợi cho việc chuyển nhượng tài sản
- Dễ dàng phát triển thương hiệu trên đa dạng nhiều lĩnh vực: Tận dụng được ưu thế của các công ty con phát triển trong nhiều ngành,lĩnh vực. Các công ty holding sẽ không bị hạn chế vì vì trực thuộc các công ty con riêng biệt
- Chi phí doanh nghiệp được tối ưu hóa bằng việc cho vay giữa các công ty con, chuyển dịch vốn và lợi nhuận.
Hạn chế của mô hình công ty nắm giữ
Mâu thuẫn nội bộ xảy ra giữa các cổ đông trong công ty và các công ty con với nhau. Tuy nhiên công ty holding thường nắm ưu thế vì nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất và có quyền quản lý hoạt động của các công ty con
Xem thêm >> Vingroup là gì? Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Vingroup
Trên đây là các thông tin hữu ích mà News.timviec.com.vn muốn chia sẻ đến bạn về holding company là gì? Tận dụng thành công nhưng ưu điểm của công ty holding để đem lại nhiều lợi ích nhất cho tập đoàn của mình nhé.