Cameraman là gì? Kỹ năng Cameraman chuyên nghiệp cần phải có?
Cameraman là gì? Mức thu nhập của một Cameraman là bao nhiêu? Đều là những câu hỏi thường xuyên được nhận trong thời gian gần đây. Trên thực tế, đây là cụm từ chỉ một ngành nghề không còn quá xa lạ đối với các bạn trẻ đam mê điện ảnh. Đây là ngành nghề được khá nhiều người lựa chọn, cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết sau nhé!
Cameraman là gì?
Cameraman nghĩa là nhà quay phim, họ thường biến các ý tưởng kịch bản trở thành hiện thực với chất lượng hình ảnh tốt nhất có thể. Các Cameraman sẽ thực hiện di chuyển, điều khiển máy quay dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hình ảnh, biên tập viên.
Xem thêm: Media Agency là gì? Mô tả chi tiết công việc của một Media Agency
Một tác phẩm nghệ thuật thành công, thì công sức kể đến không chỉ là đạo diễn mà còn phải nhắc đến Cameraman. Xử lý hình ảnh cho: TVC, video âm nhạc, chương trình truyền hình,….
Sự khác biệt giữa Cameraman và nhiếp ảnh gia
Mặc dù Cameraman và nhiếp ảnh gia tương đối giống nhau, nhưng thực tế cũng có những mặt khác nhau, cụ thể:
Cameraman | Nhiếp ảnh | |
Giống nhau |
| |
Khác nhau | Ghi lại hình ảnh động | Ghi lại ảnh tĩnh |
Kịch bản ghi theo dạng liên tục, chuyển động cùng thời gian | Câu chuyện kể qua những bức ảnh không rõ ràng |
Tham khảo: Nhiếp ảnh gia cần có kiến thức gì để trở nên chuyên nghiệp
Vai trò của Cameraman
Dưới đây là các vai trò nổi bật của một Cameraman:
- Chịu trách nhiệm về giá trị và chất lượng hình ảnh của một bộ phim, Music video, TVC là gì.
- Lăn xả, di chuyển đến nhiều vị trí khu vực khác trong phim trường.
- Các Cameraman phải chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt để cho ra đời những khung hình và thước phim đẹp nhất.
- Biết cách lựa chọn ra thời điểm thích hợp để ghi lại từng cung bậc cảm xúc
- Đối với một cảnh phim cần thực hiện nhiều bước mà các Cameraman sẽ ghi lại hết trong một khuôn hình, thực hiện vai trò sáng tạo cuối trên phim trường
- Cameraman có trách nhiệm phối hợp, bàn bạc với các bộ phận khác trong đoàn lên ý tưởng, thống nhất phong cách và hướng đi cho tác phẩm
Xem thêm: Footage là gì? Mẹo quay video footage đẹp cho TVC quảng cáo
Tầm quan trọng của cameraman trong một đoàn làm phim
Khác với những diễn viên thường phải diễn xuất trước ống kinh thì cameraman là người đứng sau chiếc ống kính và âm thầm cống hiến thông qua những thước phim, tvc…Dù không xuất hiện công khai nhưng họ là người có tác động trực tiếp tới sự thành bại của một bộ phim. Họ biết lựa chọn khoảnh khắc, thời điểm để ghi lại với nhiều cảm xúc tinh tế có thể chạm tới cảm xúc của khán giả.
Không chỉ đưa cảm xúc vào từng thước phim mà họ còn là người chịu trách nhiệm về tính thẩm mỹ. Để có được một cảnh quay đẹp gửi tới khán giả có thể họ đã phải trải qua vô số cảnh quay hỏng, đó là sự cố gắng của cameraman và cả đoàn phim.
Để có thể sản xuất một bộ phim hoàn chỉnh thì nhà làm phim còn cần phối hợp với rất nhiều bộ phận khác trong một đoàn làm phim. Người quay phim phải có sự kết hợp chặt chẽ với thành phần trong đoàn phim, có cái nhìn tổng quát về bộ phim mà mình đang sản xuất và cần cả sự thống nhất với phong cách của đạo diễn phim.
Như vậy có thể thấy cameraman đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một đoàn làm phim. Họ là người có sức ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của một bộ phim.
Công việc chi tiết của một Cameraman?
Đây là công việc không dễ, yêu cầu rất nhiều sự kiên trì và nỗ lực nhất định, dưới đây là mô tả chi tiết công việc:
- Tiếp nhận và xem xét kịch bản từ đạo diễn.
- Trao đổi cụ thể hơn về nội dung và ý tưởng chính cho video/phim đó
- Thực hiện setup bối cảnh quay cho các phân cảnh đã được phân công.
- Đưa ra các gợi ý và đặt hướng quay phù hợp nhất
- Đưa ra các thứ tự, trình tự quay cho từng phân cảnh nhỏ trong toàn bộ video.
- Cameraman trao đổi với đạo diễn để góp ý, chỉnh sửa cùng nhau và họ sẽ thực hiện hóa kịch bản tạo thành các thước phim tuyệt vời nhất
- Thận trọng trong việc sử dụng ánh sáng, âm thanh sao cho tự nhiên và mang lại hiệu ứng thị giác tốt nhất
- Quá trình dựng phim sẽ có rất nhiều phân cảnh nhỏ được quay riêng biệt, Cameraman sẽ tổng hợp lại các cảnh quay theo thứ tự hoàn chỉnh, xuyên suốt bộ phim
- Trong một số trường hợp, các Cameraman còn phải dựng và chỉnh video theo yêu cầu và xuất thành file gửi cho các bên có liên quan
Cameraman làm việc ở đâu?
Khi xã hội ngày càng phát triển, nghề Cameraman cũng chuộng hơn bao giờ hết, nhu cầu dựng video càng cao. Dưới đây là một số nơi làm việc cụ thể sau:
Trong lĩnh vực nghiên cứu/ giảng dạy
Khi ngành truyền thông phim ảnh ngày càng được chú ý, nhu cầu học về nghề càng tăng cao. Nếu bạn đã trang bị đủ kiến thức, là một Cameraman chuyên nghiệp thì hoàn toàn có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,..tại các vị trí như: trợ giảng, giảng dạy, nghiên cứu,…
Trong lĩnh vực phim ảnh/ truyền thông
- Làm tại các: Đoàn làm phim, hãng phim, đài truyền hình trung ương,….
- Thực hiện lên ý tưởng, ghi hình tại các doanh nghiệp truyền thông
- Làm tại các: công ty quảng cáo, giải trí, truyền thông,…
Quay phim tự do
Mặc dù công việc được đánh giá là bấp bênh nhưng lại thực sự rất hấp dẫn bởi mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ, có thể linh động:
- Nhận quay phim sự kiện, đám cưới,….
- Làm video, quay phim tại các sự kiện truyền thông cho doanh nghiệp
- Tham gia quay các chương trình, phim sự kiện,….
- Quay kỷ yếu, chương trình học sinh/ sinh viên theo ngày,….
Xem thêm: Freelance là gì? Cần kỹ năng gì để bắt đầu làm nghề freelancer?
Nhân viên quay phim cho công ty phim ảnh
Xưởng phim nhà nước
- Hãng phim hoạt hình.
- Hãng phim truyện Việt Nam.
- Hãng phim Giải Phóng.
- Hãng phim truyện 1.
- Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương.
Các công ty điện ảnh tư nhân
Với nhu cầu tuyển dụng lớn, các công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực điện ảnh trở nên dày đặc hơn rất nhiều, các Cameraman hoàn toàn có thể tham gia tìm kiếm việc làm phù hợp.
Mức thu nhập của Cameraman là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của một nhân viên quay phim rất đa dạng, không có một con số cụ thể, bởi còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ và nơi làm việc của họ. Dưới đây là mức thu nhập trung bình tiêu biểu nhất:
- Người mới vào nghề, mức lương có thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.
- Có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm có thể kiếm được từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng.
- Các Cameraman thành thạo, có kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết có thể kiếm tới 30 triệu đồng/ tháng. Thậm chí là hơn nếu làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân.
THAM KHẢO – Cập nhật lương ngành marketing tại Việt Nam mới nhất
Kỹ năng cần thiết của cameraman?
Để trở thành một Cameraman thực thụ, ngoài yếu tố trang bị các kiến thức bổ ích thì kỹ năng cũng chiếm một phần rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong công việc này:
- Có hiểu biết về ánh sáng, hình ảnh, lựa góc quay tốt nhất
- Có gu thẩm mỹ cao
- Có khả năng chú ý đến từng chi tiết
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng sáng tạo
- Khả năng linh hoạt cao
- Thích tìm tòi, học hỏi
- …..
Nên theo học ngành cameraman tại đâu?
Ngoài các trung tâm chuyên đào tạo nhân lực về quay dựng, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam cũng đã có những ngành đào tạo chính quy cho lĩnh vực cameraman. Bạn có thể lựa chọn một số địa chỉ như sau:
- Học viện báo chí và tuyên truyền
- Ngành quay phim – Đại học sân khấu điện ảnh
- Học quay dựng tại các trung tâm đào tạo có tiếng
- Học quay phim chụp ảnh với các khóa học online
Trên đây những giải đáp về thắc mắc Cameraman là gì? Kỹ năng cần thiết phải có là gì? Mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec, sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu thực sự đam mê với công việc này đừng ngần ngại theo đuổi nhé. Chúc bạn thành công!