Đại học Kiến trúc Hà Nội: Điểm chuẩn các ngành, cơ hội việc làm
Đại học Kiến trúc Hà Nội là một trong những ngôi trường vốn nổi tiếng với việc đào tạo ra những kiến trúc sư và kỹ sư tương lai để thiết kế ra những công trình, những ngôi nhà phục vụ cho đất nước. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngôi trường này nhé!
Giới thiệu chung Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Giới thiệu chung về Đại học Kiến trúc Hà Nội
Thông tin cơ bản Trường đại học Kiến trúc Hà Nội
- Tên trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi Architectural University (HAU)
- Mã trường: KTA
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Liên thông – Liên kết quốc tế
- Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- SĐT: 024.3854 1616
- Website: http://www.hau.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/DHKIENTRUCHN
Cơ sở vật chất Kiến trúc Hà Nội
Trường có các tòa nhà hiện đại với phong cách kiến trúc đọc đáo, đặc biệt có tòa 13 tầng với thang máy và những phòng học thoáng mát rộng rãi được trang bị đầy đủ thiết bị tiện nghi để phục phục vụ cho việc dạy và học. Trường còn có trang thư viện điện tử luôn được cập nhật những đầu sách mới mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu tìm kiếm và thu thập kiến thức của sinh viên.
Cơ sở vật chất Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Bên cạnh đó, nhà trường đã xây xây dựng nên 3 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia, bao gồm:
- Phòng thí nghiệm hóa nước vi sinh
- Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình LAS256XD
- Phòng thí nghiệm XD LAS1022 về vi khí hậu và môi trường
Ngoài ra, trường còn các xưởng thiết kế, xưởng thời trang và xưởng điêu khắc cho các sinh viên thực hành đồ án chuyên ngành. Ở phía ngoài của trường là tòa nhà triển lãm chuyên dành để trưng bày các sản phẩm thiết kế của sinh viên trong các kì thi học phần. Nhà trường cũng có các khu cơ bản như khu nhà ăn, khu nhà thể chất và khu ký túc xá cho những sinh viên xa nhà.
Các ngành học chính tại Đại học Kiến trúc Hà Nội
Các ngành học đang được đào tạo tại trường bao gồm:
TT | Mã xét tuyển | Nhóm ngành/Ngành | Mã ngành | Chỉ tiêu | Tổ hợp xét tuyển |
1 | Nhóm ngành 1 (xét tuyển theo nhóm ngành) | ||||
KTA01 | Kiến trúc | 7580101 | 500 | V00: Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật (Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2,0) | |
Quy hoạch vùng và đô thị | 7580105 | ||||
Quy hoạch vùng và đô thị (Chuyên ngành Thiết kế đô thị) | 7580105_1 | ||||
2 | Nhóm ngành 2 (xét tuyển theo nhóm ngành) | ||||
KTA02 | Kiến trúc cảnh quan | 7580102 | 100 | V00: Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật (Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2,0) | |
Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc | 7580101_1 | ||||
3 | Nhóm ngành 3 (xét tuyển theo nhóm ngành) | ||||
KTA03 | Thiết kế nội thất | 7580108 | 250 | H00: Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu | |
Điêu khắc | 7210105 | ||||
4 | Nhóm ngành 4 (xét tuyển theo nhóm ngành) | ||||
KTA04 | Kỹ thuật cấp thoát nước | 7580213 | 150 | A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Anh văn D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn D07: Toán, Hoá học, Anh văn 70% chỉ tiêu được xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT; 15% chỉ tiêu được xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. | |
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng(Chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị) | 7580210 | ||||
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường đô thị) | 7580210_1 | ||||
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình) | 7580210_2 | ||||
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | 7580205 | ||||
Các ngành (xét tuyển theo đơn ngành) | |||||
5 | 7210403 | Thiết kế đồ họa | 7210403 | 150 | H00: Ngữ văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu |
6 | 7210404 | Thiết kế thời trang | 7210404 | 80 | |
7 | 7580201 | Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp) | 7580201 | 200 | A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Anh văn D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn D07: Toán, Hoá học, Anh văn – 15% chỉ tiêu của chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp được xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. – 50% chỉ tiêu của các chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, Quản lý dự án xây dựng và ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng được xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT. |
8 | 7580201_1 | Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị) | 7580201_1 | 50 | |
9 | 7580201_2 | Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng) | 7580201_2 | 50 | |
10 | 7510105 | Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng | 7510105 | 50 | |
11 | 7580302 | Quản lý xây dựng | 7580302 | 100 | A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Anh văn C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn |
12 | 7580302_1 | Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Quản lý bất động sản) | 7580302_1 | 50 | |
13 | 7580302_2 | Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Quản lý vận tải và Logistics ) | 7580302_2 | 40 | |
14 | 7580302_3 | Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Kinh tế phát triển) | 7580302_3 | 30 | |
15 | 7580301 | Kinh tế Xây dựng | 7580301 | 100 | |
16 | 7580301_1 | Kinh tế Xây dựng (Chuyên ngành Kinh tế đầu tư) | 7580301_1 | 30 | |
17 | 7480201 | Công nghệ thông tin | 7480201 | 200 | A00: Toán, Vật lý, Hóa học A01: Toán, Vật lý, Anh văn D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn D07: Toán, Hoá học, Anh văn |
18 | 7480201_1 | Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện) | 7480201_1 | 50 |
* Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2
Xem thêm: Ngành kiến trúc sư học khối nào? Điểm danh các trường đào tạo uy tín nhất
Điểm chuẩn tại Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2021
Theo điểm thi THPT
Theo điểm xét học bạ
Mã Ngành | Tên Ngành | Điểm Chuẩn |
7510105 | Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng | 19 |
7580201_1 | Xây dựng công trình ngầm đô thị | 19 |
7580201_2 | Quản lý dự án xây dựng | 21 |
7580205 | Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | 18 |
7580210 | Kỹ thuật hạ tầng đô thị | 18 |
7580210_1 | Kỹ thuật môi trường đô thị | 18 |
7580210_2 | Công nghệ cơ điện công trình | 18 |
7580213 | Kỹ thuật cấp thoát nước | 18 |
Một số nghề mà sinh viên theo học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội có thể làm
Sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội
Kiến trúc sư cảnh quan
Các kiến trúc sư cảnh quan sẽ có nhiệm vụ thiết kế nên những không gian cảnh quan cho các khu công cộng, làm sao để các cảnh quan ấy được bố trí một cách thông minh và thuận tiện cho không gian xung quanh.
Đây là một ngành nghề rất quan trọng đối với những địa điểm yêu cầu tính thẩm mĩ cao như nhà hàng, khách sạn, bảo tàng hay công viên.
Kiến trúc sư công trình
Trong kiến trúc, kiến trúc sư công trình chịu trách nhiệm điều phối và quản lý một dự án kiến trúc từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến khi hoàn thành công trình.
Các kiến trúc sư công trình phải chịu áp lực từ cả hai bên là nhà thầu và chủ đầu tư để đảm bảo cho công trình được hoàn thành tốt và đúng tiến độ.
Kiến trúc sư nội thất
Kiến trúc sư nội thất sẽ thiết kế, xây dựng nội thất và không gian xung quanh nhà ở. Công việc này đòi hỏi sự tinh tế bởi khi thiết kế các kiến trúc sư nội thất sẽ phải cân bằng được hai khía cạnh của căn nhà đó là vẻ đẹp và tính thực tiễn, tính an toàn.
Giám sát công trình
Giám sát công trình là người sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tiến độ thi công của các công trình xây dựng. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng, bởi nếu như xảy ra bất cứ sai sót nào thì công trình sẽ không thể được đảm bảo về mặt an toàn cũng như tiến độ thi công. Công việc chính của giám sát công trình sẽ là:
- Theo dõi hiện trường, đảm bảo việc thi công, lắp đặt được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế.
- Tìm và xử lý các chi tiết công việc mà nhà thầu, chủ đầu tư chưa nắm rõ.
- Hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế khắc phục các sai sót tại hiện trường.
- Báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết.
- Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.
- Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công.
- Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.
Kỹ sư quy hoạch đô thị/ Quy hoạch vùng
Để trở thành một kỹ sư quy hoạch đô thị/ Quy hoạch vùng, bạn phải là một con người am hiểu về các lĩnh vực kiến thức rộng lớn, bao gồm các ngành như bất động sản, xây dựng, luật đất đai, môi trường, … Các nhà quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Đối với doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ hoàn thành ý tưởng kiến trúc của doanh nghiệp với những điều kiện sẵn có.
Đối với cơ quan quản lý, họ có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị nói chung. Các cơ quan nhà nước về đất đai, xây dựng có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư quy hoạch đô thị lớn hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu vị trí này. Lý do xuất phát từ sự phát triển mạnh về bất động sản của các doanh nghiệp lớn.
Giảng viên kiến trúc
Ngoài các ngành nghề kể trên, bạn cũng có thể trở thành một giảng viên kiến trúc sau khi đã tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ và trải qua các bài thi chứng chỉ phổ thông như tin học hay tiếng Anh.
Giảng viên đại học cần có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trình độ tin học cần đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Mức lương sinh viên Đại học Kiến trúc có thể nhận được sau khi ra trường
Mức lương khi học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là bao nhiêu?
Lương của các Cử nhân trường Kiến trúc Hà Nội có thể nhận được sẽ tùy vào năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân. Tuy nhiên, có thể tính ra mức lương cơ bản của các vị trí như sau:
- Kiến trúc sư/ Kỹ sư: 10-15 triệu đồng/ tháng. Đối với kiến trúc sư mới ra trường sẽ là 4 – 6 triệu đồng/ tháng, và ở mức cao nhất là 35 triệu đồng/ tháng.
- Giám sát công trình: Dao động từ 8 – 20 triệu đồng/ tháng. Trung bình sẽ là 11 triệu đồng/ tháng
- Giảng viên kiến trúc: Ở vị trí này mức lương trung bình là trên 20 triệu đồng/ tháng.
Xem thêm: Lương kiến trúc sư tháng là bao nhiêu? Cơ hội thăng tiến với nghề
Trên đây là bài viết giới thiệu thông tin về trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đây là một môi trường tốt nếu bạn có định hướng tương lai liên quan tới ngành kiến trúc. Để xem những bài viết có liên quan tới trường, mời bạn đọc truy cập cẩm nang nghề nghiệp nhé!