Ngành dinh dưỡng là gì? Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?
Ngành dinh dưỡng trong những năm gần đây, được đánh giá khá tiềm năng và triển vọng, nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này sau khi ra trường rất mở rộng. vậy thực chất học dinh dưỡng ra làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau nhé.
Ngành dinh dưỡng là gì?
Ngành dinh dưỡng hay còn được gọi là ngành Y học dinh dưỡng, chuyên đào tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc những việc như:theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, dựa vào đó để có thể xây dựng quy trình chăm sóc và lập kế hoạch giám sát cũng như tiết chế hoạt động dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm: Mọi điều ứng viên cần biết khi xin việc
Sinh viên khi học ngành này, sẽ được đào tạo chuyên sâu về hệ thống dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào, dinh dưỡng cơ bản,….Đây là các môn học giúp các sinh viên hiểu được vai trò, giá trị và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển sức khỏe ở mỗi cơ thể con người là như thế nào?
Ngành dinh dưỡng tại Việt Nam có triển vọng không?
Trước năm 2015, dinh dưỡng chưa được xét là một ngành nghề, những người làm dinh dưỡng thường là các bác sĩ, điều dưỡng, người làm ở lĩnh vực y tế công cộng. Tuy nhiên, do nhu cầu của ngành này ngày càng cao, nhận thức về vai trò của dinh dưỡng cũng được. Đến cuối năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền cùng Bộ y tế chính thức đưa ra quyết định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, mã số và ngành dinh dưỡng cũng bắt đầu từ đó. Sau một thời gian, chức danh ngành Dinh Dưỡng được chia ra làm ba hạng với các mã số khác nhau.
Xem thêm: Những điều nhất định phải biết khi học làm đầu bếp
Tính đến nay, khi nền kinh tế phát triển tại Việt Nam, người dân ngày càng chú trọng hơn vào sức khỏe và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chuyên gia dinh dưỡng trở thành một nghề không thể thiếu. Theo thống kê từ phía dự báo nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực lớn ở ngành dinh dưỡng bùng nổ tại rất nhiều khu vực trong nước. Bởi có khoảng 1/2 số bệnh viện tuyến tỉnh không có khoa dinh dưỡng và 3/5 khoa dinh dưỡng không có cán bộ trình độ đại học. Các bạn trẻ hoàn toàn có thể nắm bắt những cơ hội tốt này, không ngừng trau dồi các kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm thì cơ hội thất nghiệp dường như là không có.
Sinh viên học dinh dưỡng ra làm gì?
Sinh viên ngành dinh dưỡng đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm một trong số vị trí công việc như sau:
Nhân viên y tế học đường
Nhân viên y tế học đường là những người dùng các phương pháp, biện pháp để can thiệp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe học sinh, thầy cô giáo. Biến các kiến thức khoa học sang thực hành trong mọi hoạt động đời sống đối với lứa tuổi học đường.
Xem thêm: Khối B gồm những ngành nào? Top các ngành khối B dễ xin việc nhất
Mô tả công việc:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tư vấn, chăm sóc sức khỏe cùng các hoạt động y tế cho học sinh và giáo viên toàn trường hàng năm
- Xây dựng tủ thuốc và trang bị các điều kiện khác để chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
- Tham gia y tế trong các buổi học dã ngoại, ngoại khóa, sự kiện của học sinh theo kế hoạch
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm ở các lớp để có biện pháp bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc tốt nhất.
- Lấy mẫu thức ăn lưu hàng ngày.
- Theo dõi để sớm phát hiện các học sinh có biểu hiện bất thường như: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì… để báo cho cấp trên lên kế hoạch cải thiện.
- Lập kế hoạch và triển khai phun thuốc phòng dịch định kỳ.
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của cấp trên
Mức lương của nhân viên y tế học đường
- Sinh viên mới tốt nghiệp sẽ được hưởng mức lương dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng
- Người có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ được hưởng mức lương dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng là người áp dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng cho các cá nhân và các nhóm thuộc các đối tượng khác nhau để tăng cường sức khỏe. Một số chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng còn đến thăm khám trực tiếp tại nhà cho những bệnh nhân quá ốm yếu để chăm sóc, cũng như hướng dẫn mua và chế biến thực phẩm.
Mô tả công việc:
- Giải thích, tư vấn về các vấn đề dinh dưỡng cho người dân nâng cao nhận thức về vấn đề này.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng theo nhu cầu
- Kiểm tra cũng như đưa ra lời khuyên về cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
- Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng sức khỏe của từng khách hàng như muốn tăng chiều cao, rối loạn nội tiết, muốn giảm mỡ tăng cơ,…
- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong công tác điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Trao đổi các thông tin về chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân để điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn
- Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của các bệnh nhân trước và sau khi sử dụng các loại thuốc.
Mức lương của chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng
- Sinh viên mới tốt nghiệp sẽ được hưởng mức lương dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
- Người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, đã có kinh nghiệm làm việc sẽ được hưởng mức lương dao động từ 22 triệu đồng/tháng.
- Đối với cử nhân dinh dưỡng có cơ hội làm việc tại nước ngoài, mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Ví dụ như ở Đức, thu nhập lên tới 2.300 đến 2.500 euro/tháng.
Học ngành dinh dưỡng ra làm ở đâu?
Sinh viên khi học ngành dinh dưỡng thường có thể lựa chọn để làm việc tại một số địa điểm sau đây:
Xem thêm: Hé lộ: Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có thực sự dễ xin việc?
- Tổ chức y tế phi chính phủ, tổ chức xã hội chăm sóc sức khỏe của quân đội và công an, viện dưỡng lão.
- Tại trường học như: tiểu học, mầm non,…
- Tại các địa chỉ khám chữa bệnh, trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Tại các khu công nghiệp, xí nghiệp nhà máy hoạt động trong bộ phận sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Tại các khách sạn, nhà hàng
- Tại viện nghiên cứu về thực phẩm và nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng
Trên đây là bài viết xoay quanh về vấn đề “học dinh dưỡng ra làm gì?”, đây là công việc rất tiềm năng trong tương lai vì thế, nếu bạn thực sự có đam mê ngành dinh dưỡng, hãy kiên trì và chăm chỉ rèn luyện để trở thành nhà “chiến lược dinh dưỡng” xuất sắc nhé. Chúc bạn thành công.