Lương khoán là gì? Công thức tính lương khoán chuẩn nhất
Có khá nhiều hình thức trả lương phổ biến như trả theo tháng, theo tuần, theo ngày và hình thức lương khoán cũng là một trong số đó. Vậy lương khoán là gì? Cách tính lương khoán như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi những giải đáp sau đây nhé.
Lương khoán là gì?
Lương khoán (Payroll) là hình thức trả lương của người sử dụng lao động (doanh nghiệp) cho người lao động khi hoàn thành xong khối lượng công việc và đảm bảo chất lượng đã được giao. Bên cạnh đó có các hình thức trả lương khác như: lương theo sản phẩm, lương theo giờ, lương theo doanh thu,…
Xem thêm: Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các khoản lương khác
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021 như sau: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo sản phẩm, theo thời gian hoặc là khoán.
Công thức tính lương khoán chuẩn nhất
Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân, nhóm thực hiện đã hoàn thành và đảm bảo chất lượng, thời gian theo đúng yêu cầu mà người sử dụng lao động đã đề ra. Ngoài ra, có thể dựa trên hệ số hoặc số điểm chức danh, bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất. Lương khoán được tính với công thức như sau:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Xem thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [UPDATE 2021]
Ví dụ: Cửa hàng bán tranh thuê anh Sáng vẽ 3 bức tranh trong vòng 1 tháng với giá là 5.000.000 đồng. Khi giả lương sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Anh Sáng đã hoàn thành đúng khối lượng công việc và đảm bảo chất lượng, thời gian theo thỏa thuận sẽ nhận mức lương là 5.000.000 đồng
Trường hợp 2: Khi đã hết 1 tháng, anh Sáng chỉ mới hoàn thành được 50% khối lượng công việc đã được giao, vậy thì mức lương khoán anh Sáng được nhận là:
5.000.000 x 50% = 2.500.000 đồng
Lưu ý:
- Người sử dụng lao động cần xây dựng được đơn giá lương khoán để căn cứ vào đó tính lương khoán cho người lao động thật chính xác.
- Doanh nghiệp cần phải duy trì một hình thức trả lương theo thời gian nhất định. Nếu có thay đổi, phải báo trước cho người lao động trong thời gian luật định.
Hình thức trả lương khoán như thế nào?
Theo quy định của pháp luật Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về lao động thì người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và lương khoán dựa trên cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh. Tiền lương sẽ được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:
Xem thêm: Cách tính lương cho nhân viên và quy chế thưởng cần biết [CHI TIẾT]
- Tiền lương tháng trả cho một tháng làm việc
- Tiền lương ngày được trả cho thời gian 1 ngày làm việc.
- Tiền lương tuần được trả cho 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần sẽ được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
- Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng.
- Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc theo tuần.
- Tiền lương được trả cho một giờ làm việc. Nếu hợp đồng thỏa thuận trả tiền lương theo tháng, theo tuần hay theo ngày thì tiền lương giờ làm việc được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.
- Tiền lương được quy định như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
- Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm và căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao.
- Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
Như vậy, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. Tiền lương khoán được người sử dụng lao động trả vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.
Ưu điểm khi trả bằng lương khoán
- Sẽ dễ dàng cho cả người lao động và người sử dụng lao động trong việc thỏa thuận đơn giá để thực hiện công việc
- Doanh nghiệp sẽ giảm bớt thời gian phải kiểm soát và theo dõi ngày công của người lao động
Nhược điểm khi trả bằng lương khoán
- Người sử dụng lao động cần phải ứng trước một khoản tiền cho người lao động nếu như thời gian thực hiện công việc trong một khoảng thời gian dài.
Hợp đồng khoán có phải đóng bảo hiểm không?
Vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
Xem thêm: [Tìm hiểu] Hợp đồng khoán việc là gì? Cách lập hợp đồng chuẩn nhất
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
- Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
- Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
- Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
- Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ theo điều luật trên, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy khi tham gia hợp đồng khoán việc, người sử dụng lao động và người lao động không phải tham gia bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp, nếu muốn tham gia có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Việc ký kết hợp đồng khoán việc, chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, không mang tính chất ổn định thường xuyên. Hợp đồng khoán việc sẽ mang bản chất là một hợp đồng dịch vụ, một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thường lựa chọn hình thức làm hợp đồng khoán việc giao kết với hợp đồng lao động, nhằm tránh việc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Trên đây là những thông tin News.timviec cung cấp giúp bạn có thể hiểu hơn về lương khoán là gì? Hãy lưu ý bài viết trên để có thể biết thêm các hình thức trả lương và đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình nhé!