Nỗi sợ chốn công sở sẽ khiến bạn khó thăng tiến được trong tương lai
Nỗi sợ chốn công sở là một điều rất dễ bắt gặp ở nhiều nhân viên hiện nay. Và nếu như bạn không thể vượt qua được nỗi sợ hãi này thì sẽ rất khó để khiến bản thân mình có thể thăng tiến được trong tương lai lên một vị trí cao hơn.
Sợ bị đánh giá thiếu năng lực
Để có thể trở thành người xuất sắc là điều rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn hoàn thiện bản thân và mọi thứ cần phải đạt mức độ hoàn hảo tối đa thì cuộc sống, công việc sẽ chỉ ngập tràn trong căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, đây là nỗi sợ chốn công sở đầu tiên mà bạn có thể nhìn thấy được. Bạn luôn lo lắng rằng mình làm chưa tốt, thể hiện chưa đủ năng lực để có thể được đồng nghiệp và các lãnh đạo cảm thấy tôn trọng.
Tuy nhiên, để có thể giải quyết được nỗi sợ chốn công sở này cũng rất đơn giản. Bạn hãy thử lắng nghe xem đồng nghiệp, quản lý trực tiếp của bạn nói gì về hiệu quả công việc của mình. Liệu đã bao giờ bạn bị khiển trách vì không hoàn thành đủ chỉ số KPI. Nếu kết quả là chưa thì chứng tỏ rằng bạn đã làm rất tốt trách nhiệm của mình. Vì thế, hãy tự thưởng cho bản thân một vài phút để nghỉ ngơi, thả lỏng tâm trí. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chỉ đơn giản là do bạn đang không dám tin tưởng vào năng lực của bản thân mình.
Xem thêm: Sếp lười biếng nên đối phó ra sao để giữ hòa khí nơi công sở
Sợ đứng trước đám đông
Nỗi sợ chốn công sở khi phải đứng trước đám đông phần lớn bắt nguồn từ lý do về tính cách thiếu tự tin, cảm giác ngại ngùng khi phải thể hiện năng lực của bản thân trước mặt nhiều người. Từ đó sẽ dẫn đến nỗi lo rằng bạn không thể làm được lưu loát mọi thứ và dẫn đến việc người khác đánh giá mình là nhân sự kém. Vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình, nói trước đám đông thật trôi chảy. Bạn có thể tập nói một mình trước gương, sau đó thử sức với đội nhóm theo quy mô đông dần. Ngày nào đó, bạn sẽ thấy việc đứng trước đám đông không hề đáng sợ như mình nghĩ.
Sợ đưa ra phản hồi với cấp trên
Nỗi sợ chốn công sở khi đưa ra phản hồi với cấp trên lại tương đối phổ biến hiện nay. Nhiều người do ngại va chạm, sợ bị ghét nên có thể không muốn xúc phạm đến người khác. Tuy nhiên, một môi trường làm việc làm mạnh không phải là nơi mà các cá nhân chỉ muốn nghe những lời khen cho đẹp lòng nhau. Để có thể khiến cho đội nhóm phát triển bền vững, những lời góp ý một cách khách quan sẽ luôn là điều cần thiết để giúp cho hiệu quả làm việc của cả nhóm được tốt hơn.
Do đó, dù bạn muốn góp ý cho cấp trên hay đồng nghiệp, hãy luôn tin rằng những việc mình làm là điều đúng đắn. Ngoài ra, hãy biết lựa chọn đúng thời điểm phản hồi với cấp trên và sử dụng thái độ lịch sự, tôn trọng đối phương.
Sợ gặp các sếp lớn
Nỗi sợ chốn công sở rất trẻ con nhưng lại khá phổ biến đó là việc bạn sợ gặp mặt những người có vị trí lãnh đạo cao cấp trong công ty. Nỗi sợ này không chỉ diễn ra ở các buổi họp có sếp lớn tham gia mà còn là ở những tình huống gặp gỡ ngoài đời rất bình thường. Phản ứng này có thể xuất phát từ tâm lý muốn bảo vệ hình ảnh tốt đẹp tới bản thân trước người nắm quyền quyết định với công việc của bạn. Tuy nhiên, thay vì sợ hãi, hãy dành thời gian đó để nâng cao năng lực của bản thân. Chỉ khi bạn tự nâng cao được kỹ năng, kiến thức chuyên môn của bản thân thì bạn mới có thể tự tin tỏa sáng khi gặp mặt không chỉ lãnh đạo cấp cao của công ty mà còn là trong nhiều tình huống khác nhau khi làm việc.
Xem thêm: 5 kiểu lãnh đạo tồi khiến nhân viên muốn “quay xe” càng nhanh càng tốt
Ngại phát triển các mối quan hệ mới
Với môi trường công sở nhiều cạnh tranh, đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình ngại tiếp nhận các mối quan hệ mới. Điều này khiến bạn dè dặt hơn khi làm việc cùng nhóm khi luôn tỏ thái độ nghi ngờ hoặc mặc kệ những người xung quanh. Thậm chí, bạn còn sẵn sàng bật chế độ phòng thủ đối với những ai đang muốn quan tâm tới bản thân mình.
Tuy nhiên, để giải quyết được nỗi sợ này cũng khá đơn giản, hãy thử mở lòng mình với các đồng nghiệp xung quanh. Bạn cũng có thể phân biệt các mối quan hệ của mình ra thành các nhóm: quan hệ xã giao, quan hệ thân thiết. Điều này sẽ giúp bạn có thể tìm được những cách tiếp cận khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Nỗi sợ chốn công sở có thể nói là một trạng thái tâm lý rất thường xuyên xảy ra. Vì thế, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một số kỹ năng văn phòng khác nhau để vượt qua được nỗi sợ hãi trên.