CCNA là gì? Cơ hội nghề nghiệp khi có chứng chỉ CCNA trong tay
CCNA là gì? Ứng viên sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí nào khi có chứng chỉ CCNA trong tay. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
CCNA là gì?
CCNA là dạng viết tắt của Cisco Certified Network Associate. Đây là một chứng chỉ quốc tế về nghề công nghệ thông tin do Cisco System, một thương hiệu về sản xuất thiết bị mạng nổi tiếng thế giới chứng nhận. Hiện nay, chứng chỉ CCNA đã được trên 150 quốc gia công nhận. Đặc biệt, chứng chỉ này còn nằm trong top 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới về cả lý thuyết, thực hành.
Theo nhiều thống kế, Cisco system hiện là doanh nghiệp chiếm tới gần 70% dung lượng thị trường về thiết bị công nghệ thông tin trên thế giới. Hiện nay, không một tổ chức nào hoạt động trong ngành thiết bị mạng có thể vượt qua Cisco về chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Fake IP là gì? Cách làm giả IP đơn giản với mọi trình duyệt
Tại sao nên sở hữu chứng chỉ CCNA cho riêng mình ?
CCNA là chứng chỉ cơ bản nhất mà người học CNTT cần có
Với xu hướng phát triển của ngành IT, Việt Nam hiện nay đã cần tuyển dụng rất nhiều nhân sự CNTT với các vị trí như: lập trình web, an ninh mạng…… Trong hoàn cảnh đó, chứng chỉ CCNA là gì đã trở thành yêu cầu cơ bản đối với bất cứu nhân viên IT nào
Cơ hội mơ rộng lộ trình thăng tiến
Có thể nó, CCNA sẽ là tấm vé mở rộng lộ trình thăng tiến cho bạn. HIện nay, phần lớn các công ty, ngân hàng thương mại….. đều đang sử dụng thiết bị bảo mật thông tin của Cisco. Do đó, nếu đã có sẵn kiến thức CCNA là gì trong tay thì lộ trình thăng tiến trong ngành này của bạn sẽ là rất lớn.
Chương trình học của chứng chỉ CCNA là gì ?
Mỗi học viên khi tham gia học CCNA, bạn sẽ được bổ sung nhiều kiến thức về lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý mạng một cách chính xác. Cụ thể gồm:
- Network Fundamental ( OSI, cabling, subnet, network basics, TCP/IP…)
- Switching (Etherchannel, Ethernet LAN, VLAN, Switch, Trunking, HA layer 2, STP…)
- Routing ( OSPF, EIGRP, HA layer 3, Router, Static Routing, Rip,…)
- Ip services (ICMP, TRACEROUTE, CDP, ACL, ARP, DHCP, TELNET, SSH,…)
- WAN ( Frame – relay, VPN, Leased line (HDLC, PPP), PPPoE,…)
- IPV6
Xem thêm: Tester là gì? Đâu là kỹ năng của software tester chuyên nghiệp
Học CCNA sau này làm gì ?
Đối với các ứng viên ngành công nghệ thông tin, khi đã học xong chứng chỉ CCNA, bạn sẽ có thể làm được những công việc khác nhau như:
- Thiết kế, thi công các hệ thống mạng bảo mật thông tin gồm: cáp mạng, cáp tường, cấu hình các thiết bị
- Cấu hình các hệ thống mạng có sử dụng bộ định tuyến, bộ chuyển mạng cho hệ thống server mạng nội bộ của một doanh nghiệp
- Quản trị, giải quyết các sự cố hệ thống mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả bảo mật cho server LAN nội bộ của công ty
- Có thể thiết kế các công nghệ mạng diện rộng như: dịch vụ chuyển tiếp khung, giao thức định tuyến như RIP, EIGRP, OSPF để làm việc tại những hệ thống mạng WAN
Những bước để có được chứng chỉ CCNA
Để có thể sở hữu được chứng chỉ công nghệ thông tin CCNA, bạn cần trải qua các bước sau:
Bước 1: Lấy chứng chỉ nhập môn
Mặc dù Cisco System không yêu cầu phải có chứng chỉ nhập môn. Tuy nhiên việc có được chứng chỉ nhập môn CCENT – Cisco Certified Entry Networking Technician sẽ là một bước khởi đầu tốt nếu như bạn muốn có CCNA trong tay.
Bước 2: Chuẩn bị thi CCNA
Để có thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi CCNA, bạn cần liên tục thực hành những lý thuyết đã học thông qua hệ thống chương trình giả lập. Bạn có thể tự học thông qua sách giáo khoa hoặc các khóa học trực tuyến đã được ủy quyền từ những đối tác với Cisco. Ngoài ra:
- Đối với người có CCENT: Bạn cần qua vòng thứ 2 là ICDN2 của chương trình đào tạo để có thể có được CCNA
- Đối với cá nhân chưa có chứng nhận: Có thể tham gia các khóa học có sự kết hợp nội dung của ICND1 và ICND2 để nhanh chóng có chứng chỉ cho mình.
Bước 3: Trực tiếp tham gia thi
Đối với kỳ thi này, các thí sinh có thể đăng ký với Cisco hoặc thông qua các trung tâm được ủy quyền để đăng ký. Bài thi sẽ kéo dài trong thời gian 120 phút nên các thí sinh cần chú ý về thời gian làm bài.
Nội dung chính của kỳ kiểm tra chủ yếu sẽ liên quan tới những kiến thức, kỹ năng ứng viên cần có để khắc phục, thiết kế các hệ thống mạng nội bộ tại các công ty.
Bài viết trên đây là một số thông tin cơ bản về CCNA là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được định hướng cẩm nang nghề nghiệp đúng đắn cho riêng mình trong tương lai.