AWS là gì? Điểm mạnh đặc trưng của nền tảng aws amazon hiện nay
AWS là gì? Đâu là những điểm mạnh đặc trưng của nền tảng này so với những sản phẩm có cùng tính chất. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
AWS là gì?
AWS là viết tắt của Amazon Web Services. Đây là nền tảng về điện toán đám mây rất lớn được phát triển bởi công ty rất lớn trong ngành thương mại điện tử là thương hiệu Amazon.
Hiện nay, nền tảng AWS đã có tới trên 175 dịch vụ tích hợp. Đây là nền tảng giúp cho khả năng lưu trữ dữ liệu, phân phối nội dung của các doanh nghiệp khác nhau trên thị trường được mở rộng, phát triển.
Các dịch vụ chính của amazon web services
AWS hiện là platform điện toán đám mây được rất nhiều cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tin tưởng đến phát triển cơ sở dữ liệu mà không phải tốn quá nhiều chi phí vận hành. Trong đó, những dịch vụ chính của nền tảng AWS amazon gồm:
- Compute: tính toán
- Storage: Lưu trữ
- Network & content delivery: Tính năng phân phối nội dung và mạng lưới
- Management tools: công cụ quản lý
- Developer tools: Các công cụ về phát triển
- Analysis: Phân tích
- Customer engagement: Do tỷ lệ phản hồi của khách hàng:
- Application Intergration: Ứng dụng tích hợp nhiều tính năng
- Business Productivity: Công cụ nâng cao năng suất nghiệp vụ trong doanh nghiệp
- Desktop and App Streaming: Ứng dụng máy tính, truyền hình trực tuyến
Trên đây là một số dịch vụ cơ bản của AWS, trong mỗi dịch vụ này lại chia ra thành các tính năng nhỏ hơn nhằm phục vụ đúng nhu cầu của doanh nghiệp như:
- Amazon EC2: Dịch vụ máy chủ đám mây
- Amazon Simple Storage Service – S3: Dịch vụ lưu trữ cơ bản
- Amazon Elastic Block Storage – EBS: Dịch vụ lưu trữ theo khối
- Amazon Elastic File System – EFS: Dịch vụ lưu trữ theo file
- Amazon Elastic Load Balancing: Dịch vụ cân bằng tải
Xem thêm: Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game
Đối tượng sử dụng của aws là gì?
Đối tượng sử dụng các tính năng của nền tảng AWS là gì hiện nay khá rộng. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh doanh, ngành nghề đều cần phải dùng tới platform điện toán đám mây này nhằm lưu trữ dữ liệu, phát triển các tài nguyên công nghệ của doanh nghiệp nếu như muốn tối ưu nhất chi phí vận hành cho doanh nghiệp mình.
Ví dụ: Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe sẽ cần phải sử dụng đến công nghệ của amazon để lưu trữ những thông tin khác nhau của bệnh nhân hoặc phát triển phác đồ điều trị…….
Điểm mạnh đặc trưng của amazon aws là gì?
Đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng
Với gần 175 sản phẩm tích hợp khác nhau. Hệ thống AWS sẽ giúp cho các công việc như lưu trữ, phân phối, triển khai các nội dung đều sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng. Bạn sẽ không cần phải trả các chi phí ban đầu khi nhà phát hành luôn có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau nhằm tiếp cận các nguồn tài nguyên cần thiết để phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở hữu tính năng chuyên sâu
Đối với nền tảng Amazon Web Services hiện đang có sự hợp tác rất chặt chẽ với những tổ chức như: Pinterest, GE, MLB… Vì thế, AWS luôn có nhiều tính năng chuyên sâu nhằm giúp người dùng có thể khai thác tối đa công dụng của nền tảng. Các tính năng chuyên sâu của AWS là hệ thống các cấu hình máy chủ, công cụ dữ liệu mạng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Việc sở hữu các tính năng chuyên sâu này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí, tập trung hoàn toàn cho hoạt động kinh doanh mà không cần phải nghĩ tới việc tốn chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu, tiến hành bảo mật thông tin.
Khả năng bảo mật mạnh mẽ hơn các cơ sở dữ liệu vật lý
Vấn đề an ninh mạng luôn là nỗ lo của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Vì thế, nếu như sử dụng server tại các nền tảng cloud computing như amazon web services, doanh nghiệp sẽ bớt thêm các chi phí cần lo lắng về bảo vệ an toàn thông tin. Tính năng bảo mật rộng rãi, mã hóa dữ liệu trong quá trình chuyển tiếp giữa các module sẽ góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin an toàn hơn cho doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Big data là gì? Ứng dụng và cơ hội việc làm ngành dữ liệu lớn thời 4.0
Hỗ trợ nhiều cộng đồng với mã nguồn mở
Với các software engineer, việc lập trình thông qua việc sử dụng mã nguồn mở là điều rất quan thuộc. Do đó, đây chính là điểm mạnh để amazon có thể hướng tới tiếp cận những người dùng này nhằm tăng trưởng tối đa cho hoạt động kinh doanh của mình.
Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu
Amazon web services hiện nay đang phủ sóng trên toàn cầu và có hàng triệu khách hàng sử dụng. Cơ sở hạ tầng về server của nền tảng này cũng luôn được nâng cấp thường xuyên để khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất trong vùng địa lý mà mình đang sử dụng. Hiện nay hệ thống máy chủ của AWS đang có 42 vùng sẵn có ở 16 vị trí địa lý khác nhau.
Trên đây là những chi tiết về AWS là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm được về nền tảng điện toán đám mây rất phổ biến trên thị trường công nghệ thông tin hiện nay.