Cách sử dụng hàm if nhiều điều kiện trong excel đơn giản
Hàm if nhiều điều kiện trong excel hay còn được gọi là hàm if nâng cao một trong những hàm thông dụng trong excel. Với hàm điều kiện này hỗ trợ kiểm tra nhiều điều kiện và nhận được nhiều các giá trị khác nhau đưa ra kết quả cuối phụ thuộc vào quá trình kiểm tra khi áp dụng công thức. Bên cạnh đó, hàm if còn có khả năng kết hợp với nhiều hàm khác nhau tăng hiệu quả công việc tiết kiệm thời gian.
Cách sử dụng hàm if có điều kiện
Cách sử dụng hàm if nhiều điều kiện trong excel khá đơn giản. Tùy vào từng trường hợp sẽ có một sự lựa chọn áp dụng công thức hàm if phù hợp. Ngược lại, trong trường hợp có hơn 2 sự lựa chọn thì có thể áp dụng hàm if lồng ghép.
Để có bạn hình dung rõ hơn về cách sử dụng hàm if nhiều kiện, bài viết sẽ hướng dẫn trong từng những ví dụ cụ thể sau đây:
Hàm if cơ bản
Hàm if trong excel thuộc hàm tích hợp trong nhóm hàm logic dùng kiểm tra và tính toán với một điều kiện cho trước. Công thức hàm if cơ bản rất dễ nhớ, cách dùng cũng đơn giản:
Cú pháp lệnh hàm if cơ bản: =IF(điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)
Trong đó:
- Nếu điều kiện đúng, kết quả trả về giá trị 1
- Nếu điều kiện sai, kết quả trả về giá trị 2
Ví dụ:
– Số công ngày >24 sẽ được thưởng là 400.000 đồng
– Số công <24 không có thưởng.
– Nhập công thức hàm if cơ bản và kéo công thức xuống ô phía dưới để áp dụng công thức tương tự cho các dòng khác.
Hàm if nâng cao
Hàm if nâng cao thực hiện tính toán và kiểm tra trong trường hợp kiểm tra nhiều điều (hàm if nhiều điều kiện). Ưu điểm vượt trội chính là lọc dữ liệu và trả về các giá trị khác nhau phụ thuộc vào kết quả của thao tác kiểm tra trước đó.
Cú pháp lệnh hàm if nâng cao: =IF( condition1, value_if_true1, IF( condition2, value_if_true2, value_if_false2 ))
Trong đó:
- Giá trị kiểm tra là Condition.
- Giá trị trả về khi điều kiện đúng là Value_if_true.
- Giá trị trả về khi điều kiện sai là Value_if_false.
Lưu ý:
- Với các phiên bản excel như năm 2007, 2010, 2016, 2013 thì có thể sử dụng được hàm if lồng ghép tối đa 64 hàm trong một công thức.
- Nhưng với phiên bản 2001 tối đa được 7 hàm if.
Ví dụ:
– Hàm if lồng ghép (hàm if nâng cao) đây là hàm rất hữu ích. Từ cách dùng cơ bản chúng ta có thể áp dụng phát triển hàm if trong nhiều trường hợp khác nhau.
– Bên cạnh đó, hàm if còn dùng để kết hợp với nhiều hàm khác để tạo nên hiệu quả công việc cao hơn. Để nắm sâu hơn các bạn có thể tìm hiểu trong từng hàm cơ bản của excel bạn sẽ thấy cách áp dụng hàm đem lại hiệu quả công việc rất nhiều.
► XEM THÊM NGAY: Các hàm làm tròn số trong Excel: cách áp dụng chi tiết
Hàm IF lồng ghép với AND hoặc OR trong Excel
Sử dụng hàm IF và AND
Giả sử có bảng kết quả của hai điểm thi. Điểm thi lần 1 được lưu trong cột B có điều kiện >= 20. Điểm thi lần 2 được lưu trong cột C có điều kiện >= 30. Khi đáp ứng 2 điều kiện này mới vượt qua được kỳ thi.
Cách dùng công thức kết hợp với đối số kiểm tra hàm if là:
- Bước 1: Đặt điều kiện: AND(B2>=20; C2>=30)
- Bước 2: Đưa điều kiện vào cú pháp lệnh IF/AND: =IF((AND(B2>=20;C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)
Công thức yêu cầu trả giá trị về “Đậu” nếu giá trị trong cột C >= 20 và giá trị ở cột D >= 30.
Nếu kết quả trả về khác thì giá trị là “Trượt“.
Ví dụ minh họa:
Sử dụng hàm IF với OR
Kết hợp hàm if với OR cũng tương tự như hàm AND. Khác biệt so với công thức hàm IF/AND ở kết quả trả về chỉ cần đáp ứng 1 điều kiện.
Cú pháp lệnh hàm IF/OR: =IF((OR(B2>=20; C2>=30));”Đậu”;”Trượt”)
Trong đó, cột D trả về giá trị “Đậu” khi điểm thứ nhất >=20 hoặc điểm thứ 2 >= 30
Cách sử dụng hàm if với các con số, văn bản và ngày tháng
Hàm IF với giá trị các số
Cú pháp lệnh: IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong đó:
- Logical_test (bắt buộc) – Giá trị hoặc biểu thức “TRUE” hoặc “FALSE”.
- Value_if_true (tùy chọn) – Giá trị kiểm tra logic là “TRUE”.
- Value_if_false (tùy chọn) – Giá trị kiểm tra logic là “FALSE”.
Hàm IF với giá trị là văn bản
Hàm if không phân biệt chữ hoa, chữ thường cho các giá trị trong văn bản.
Ví dụ: Công thức if trả về giá trị “Có” hoặc “Không” dựa trên “Đã giao hàng” (Cột C)
Cú pháp lệnh: =IF (C3=”Đã giao hàng”;”Có”;”Không”)
Hàm IF với giá trị là ngày, tháng
Theo mặc định, hàm IF trong Excel sẽ không nhận ra ngày tháng để diễn giải dưới dạng chuỗi văn bản, trong trường hợp muốn sử dụng thì bạn sẽ phải kết hợp với hàm DATEVALUE với công thức ví dụ như sau:
Cú pháp lệnh: =IF (B2
► XEM THÊM NGAY: Cách sử dụng các hàm tìm kiếm trong Excel [HƯỚNG DẪN]
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây về hàm if nhiều điều kiện bạn sẽ áp dụng thành thạo hơn trong quá trình làm việc đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian. Đây chính là những kỹ năng rất cơ bản đối với một dân văn phòng. Đặc biệt, chuyên ngành kế toán thường xuyên phải làm việc với số liệu, dữ liệu lớn không thể bỏ qua. Chúc các bạn thành công!