Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch

Barcode dịch ra tiếng Việt là “mã vạch”. Hãy cùng tìm hiểu xem barcode là gì, các bộ phận của nó và cách thức mà nó hoạt động nhé!

Kể từ khi được phát minh vào cuối những năm 40 của thế kỉ 20, barcode (hay còn gọi là mã vạch) đã tạo nên một cuộc cách mạng, làm đơn giản hóa và tăng tính hiệu quả của việc nhận diện, theo dõi, sản xuất, vận chuyển, buôn bán và lưu kho của đa dạng các loại hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về tính kỹ thuật và mục đích cũng như cách hoạt động của mã vạch. Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng về khái niệm barcode là gì qua bài viết dưới đây.

Lịch sử hình thành và phát triển

Thật là thiếu sót nếu bạn muốn tìm hiểu barcode là gì mà không xem xét đến lịch sử của nó. Hãy cùng khám phá về quá trình hình thành và phát triển của nó nhé!

Vào năm 1948, quản lý của một thương hiệu siêu thị lớn tại Mỹ đã tìm tới Viện Công Nghệ Drexel tại Philadelphia để thảo luận với hiệu trưởng của Viện này về một vấn đề mà ông gặp phải trong quá trình điều hành siêu thị. Ông cảm thấy hoạt động bán hàng và theo dõi lưu lượng hàng hóa đang quá chậm và thiếu hiệu quả và ông tin rằng các phát triển công nghệ có thể giúp xoay chuyển  tình trạng này.

Tuy Viện trưởng rất sẵn lòng lắng nghe nhưng ông lại không thể đưa ra một ý tưởng giải pháp nào. Thật may mắn, Bernard Silver và JoeWoodland – hai công tác viên của Viện đã nghe được câu chuyện và họ bắt đầu nung nấu một sáng kiến. Sau một thời gian thử nghiệm, Woodland và Silver nộp đơn đăng kí bản quyền cho hai kiểu mã vạch – loại hàng ngang và loại đồng tâm vào năm 1949.

Lá đơn của họ được phê duyệt vào năm 1952, cũng trong năm đó họ cho ra mắt máy đọc mã vạch đầu tiên trên thế giới do chính tay họ chế tạo ra. Tuy nhiên, máy đọc này còn phức tạp, cồng kềnh và thiếu tính thực tiễn.

Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch - Ảnh 1
Lịch sử hình thành và phát triển barcode

Với sự phát minh và ứng dụng nhanh chóng của tia laser vào năm 1960, giải pháp cho một lọai máy đọc mã vạch mới, tiện lợi và nhanh chóng hơn đã  xuất hiện. Trong những năm 60 của thế kỉ 20, mã vạch được sử dụng khá hạn chế, nó được dùng chủ yếu trong ngành đường sắt để đánh dấu các toa tàu khác nhau.

Đến năm 1970, Hiệp hội chuỗi cung ứng thực phẩm quốc gia (Hoa Kỳ) lập nên một hội đồng để thiết lập các hướng dẫn và tiêu chuẩn cho việc áp dụng mã vạch vào việc sản xuất, vận chuyển và mua bán hàng tiêu dùng. Năm 1973, bộ mã Universal Product Code (UPC) ra đời, làm bệ phóng cho sự phát triển rộng khắp của mã vạch về sau này.

Năm 1974, một phong kẹo cao su Wringley đã trở thành món hàng bán lẻ đầu tiên được thanh toán thông qua việc quét mã vạch. Và chỉ sau 10 năm, 33% các của hàng tạp hóa trên toàn thế giới đã được trang bị với máy quét mã vạch. Ngày nay, mã vạch vẫn được sử dụng rất phổ biến bên cạnh các loại mã tân tiến như mã QR…

Tham khảo: Quét mã QR là gì? Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thanh toán QR code

Bar code là gì? Mã vạch là gì?

Barcode” dịch ra tiếng Việt là “mã vạch”. Vậy mã vạch là gì? Nó là một phương pháp mã hóa và thể hiện dữ liệu con số và kí tự theo cách mà máy tính có thể đọc được.

Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch - Ảnh 2
Bar code là gì?

Mã vạch được đặt tên như vậy là vì dòng mã này được thể hiện dưới dạng các khoảng trống xen kẽ các vạch thẳng có độ thanh và đậm khác nhau. Bằng cách sắp xếp các vạch và khoảng trống theo đúng tiêu chuẩn, dữ liệu được mã hóa có thể được đọc bởi một máy quét quang học chuyên dụng.

Các bộ phận cấu thành nên bar code

Một mã vạch được tạo thành từ các bộ phận sau:

  • Các vạchkhoảng trống làm nên biểu tượng của mã vạch.
  • Các con sốký tự hoặc biểu tượng đặc biệt làm nên phần dữ liệu (data) hoặc ý nghĩa của mã vạch.
  • Quiet Zone (lề của mã vạch)  là phần lề trắng ở hai đầu của mã vạch. Phần lề này phải có độ rộng tối thiểu là 2.5mm. Nếu phần lề không đủ rộng, máy quét mã vạch sẽ khó quét và đọc mã.
  • Kỹ tự đầuký tự cuối của phần data thể hiện điểm bắt đầu và điểm kết thúc của phần data. Các ký tự này khác nhau tùy thuộc vào loại mã vạch.
  • Số kiểm tra (Check Digit) là con số để kiểm tra dữ liệu được mã hóa thành mã vạch có đúng hay không.

Tìm hiểu thêm: Zip code là gì? Cách xác định mã bưu cục nơi đang sinh sống

Phân loại barcode

Bạn chắc hẳn đã hiểu được định nghĩa barcode là gì, tiếp theo đây hãy cùng chúng tôi học cách phân loại barcode. Barcode hay mã vạch hiện được chia thành 2 loại chính là mã vạch 1D và 2D. Cùng đi sâu tìm hiểu từng loại nhé!

Mã vạch 1D

Bản thân mã vạch 1D cũng được chia thành nhiều loại nhỏ hơn, bao gồm:

  • UPC-A: Đây là loại mã vạch đầu tiên được sử dụng trên thế giới, người ta dùng nó để mã hóa các sản phẩm bán lẻ. Nó từng được sử dụng phổ biến ở cả vùng Nam và Bắc Mỹ. Mã UPC-A gồm 1 dãy số 11 chữ số nguyên (từ 0 đến 9) và một số kiểm tra
  • EAN-13: Loại mã này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu vào những năm 1976. Nó được dùng để mã hóa các sản phẩm bán lẻ tại siêu thị, cửa hàng, máy bán hàng tự động… Mã này gồm 12 chữ số nguyên và một số kiểm tra. Nó cũng được dùng phổ biến ở Việt Nam. Mã EAN-13 ở Việt Nam gồm 13 chữ số: 2 số đầu là mã quốc gia; 5 số tiếp theo là mã doanh nghiệp; 5 số tiếp sau nữa là mã sản phẩm và số cuối cùng là số kiểm tra.
Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch - Ảnh 3
Mã vạch 1D
  • EAN-8: Nó phiên bản rút gọn của EAN-13 nhưng không được sử dụng rộng rãi như EAN-13. Nó là một dãy gồm 7 chữ số nguyên và một số kiểm tra.
  • Code 128: Code 128 ra đời năm 1981. Nó được sử dụng phổ biến trong các ngành sản xuất – phân phối hàng hóa, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và quân sự… Loại mã vạch này không bị giới hạn về số lượng số và ký tự; đơn vị sử dụng cũng không cần tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền quản lý mã vạch. Số kiểm tra cũng không cần thiết xuất hiện trong mã Code 128 này, chúng có thể có số kiểm tra hoặc không.

Mã vạch 2D

Khác với loại 1D, dữ liệu trong mã vạch 2D được mã hóa cả chiều dọc và chiều ngang khiến nó có thể mã hóa được nhiều thông tin hơn. Mã vạch 2D thường được sử dụng cho các món hàng khác hoặc khi người sử dụng cần quét tầm xa. Một ví dụ điển hình của loại mã vạch 2D chính là QR Code mà chúng ta thường xuyên sử dụng hiện nay.

Barcode là gì – Khám phá cách thức hoạt động của mã vạch - Ảnh 4
Mã vạch 2D

Cách thức hoạt động của bar code

Như đã giới thiệu ở trên, bar code là một mã dạng hình ảnh hình chữ nhật gồm các vạch thẳng đen đan xen với các khoảng trống trắng. Thông tin được mã hóa bằng độ thanh đậm của các vạch và khoảng trống giữa chúng.

Máy quét mã vạch sử dụng tia laser để “đọc” mã vạch bằng cách quét đặc điểm của các vạch cùng khoảng trắng theo thứ tự từ trái qua phải. Sau khi quét xong, máy quét sẽ đổi thông tin quét được thành mã nhị phân. Máy tính kết nối với máy quét sẽ đọc mã nhị phân đó và hiển thị lên màn hình.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã tiết lộ cho bạn barcode là gì (mã vạch là gì) và nhiều thông tin liên quan khác như: lịch sử ra đời, các bộ phận cấu thành barcode, các loại barcode phổ biến, cách sử dụng… Nhờ vào những kiến thức này, dù bạn đi tới đâu cũng có thể trở thành “chuyên gia” về mã vạch rồi!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.