[TÌM HIỂU] Dĩ hòa vi quý là gì? NÊN hay KHÔNG NÊN sống dĩ hòa vi quý?
Dĩ hòa vi quý là gì? Lời khuyên về cách sống và đối nhân xử thế của người xưa dành cho con cháu có phải lúc nào cũng đúng?
- Tự ti là gì? Tìm hiểu về cách để vượt qua sự tư tin hiệu quả
- Ích kỷ là gì? Ích kỷ có phải là một căn bệnh vô phương cứu chữa không?
Dĩ hòa vi quý là gì?
Trong lời nói hàng ngày hay ngay trong những lời bảo ban của cha mẹ dành tới con cái. Khi chúng phải tự lập, va chạm với cuộc sống, tiếp xúc với những con người xa lạ, đương đầu với nhiều cám dỗ. Có một câu nói mà dường như họ sẽ không quên khuyên dạy con mình chính là phải sống “dĩ hòa vi quý”.
Đây thực chất là một câu thành ngữ được mượn từ tiếng Hán mang tới nhiều ý nghĩa cho một lối tích cực. Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì? Nếu tách ra thành từng từ thì chúng sẽ là:
- “Dĩ” là lấy
- “Hòa” thì lại mang nghĩa hòa hợp, hòa nhà hài hòa
- “Vi” có nghĩa là làm
- “Quý” hiểu đơn giản là thứ quý giá cần được coi trọng
Sau cùng có thể hiểu rằng ý nghĩa câu dĩ hòa vi quý là xem thứ quý giá nhất trong những hoạt động giao tiếp chính là sự hòa nhã, hòa thuận, hài hòa, sử dụng chúng trong cách đối nhân xử thế hàng ngày giữa con người với con người để tạo được những mối quan hệ .
Làm thế nào để dĩ hòa vi quý?
Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi con người sẽ có nhiều những mối quan hệ xã hội được nảy sinh. Nhiều cuộc đối thoại mà đôi khi khó có thể tránh khỏi sự xung đột quan điểm, những ý kiến cá nhân trái chiều dẫn tới những mâu thuẫn, tệ hơn là cãi vã thậm chí là xung đột bạo lực.
Như vậy mỗi người sẽ có một cách suy nghĩ và nhìn nhận khác nhau. Ai cũng xem là mình là đúng. Câu chuyện chỉ được nhìn nhận từ một chiều và chiều còn lại thì để người kia nhìn nhận. Đây chính là lý do mà vì sao những xung đột trong cuộc sống vẫn luôn luôn tồn tại. Những lúc thế này, nếu muốn nó được chấm dứt trong êm đềm cả hai cá nhân sẽ cần:
- Giữ cho mình một cái đầu lạnh
- Biết lắng nghe
- Nhường nhịn ý kiến, quan điểm
- Cùng nhau chia sẻ để thấu hiểu cho nhau hơn
Chính từ đó mà mọi vướng mắc sẽ được tháo nút theo cách mới mà mối hòa khí giữa hai bên vẫn được giữ vững. Có lẽ đây chính à những gì mà câu thành ngữ của người xưa muốn khuyên dạy con cháu sau này dù là già hay trẻ, trai hay gái cũng đều cần phải nằm lòng câu thành ngữ để có một cách sống tích cực.
► Xem thêm: Thật thà là gì? Người thành công có cần đến đức tính này không?
Ngày nay có nên sống dĩ hòa vi quý hay không?
Hãy hiểu rằng sống dĩ hòa vi quý là gì? Đó chính là sống với một đường lối tích cực chứ không phải sống theo cách “gió thổi chiều nào thì theo chiều ấy” hay nhẫn nhịn theo kiểu “một điều nhịn là chín điều lành”.
Không nên vì quá nể nang hay để có thể duy trì một mối quan hệ mà phải sống cam chịu, không dám nói lên điều đúng. Chắc chắn rằng cái gì đúng sẽ cần phải được nêu ý kiến để góp ý và chỉ ra những cái sai của chính đối phương chứ đừng nên im lặng để cho cái sai lệch lấn át.
Chính vì thế mà chúng ta sẽ cần phải có cái nhìn phân biệt một cách rõ ràng những quan điểm trong từng trường hợp riêng để có được bài học mà ông cha ta đã để lại thay vì bị hiểu một cách sai lầm và để câu hỏi “Dĩ hòa vi quý là sống chan hòa hay sống hèn mọn – gió thổi chiều nào là theo chiều ấy?” và từ đó có câu đáp trả thích hợp nhất.
Và với câu hỏi ngày nay thì “Nên hay không nên sống dĩ hòa vi quý?” câu trả lời vẫn là rất nên sống dĩ hòa vi quý khi mọi người đã có thể hiểu được rõ nhất ý nghĩa thực sự của câu thành ngữ này. Tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa, khoảng thời gian, mỗi hoàn cảnh khác nhau nên chúng ta rất cần vận dụng thuần thục để có thể ứng biến nó một cách linh hoạt nhất, tránh tình trạng để những giá trị cốt lõi, bài học hay đẹp bị biến chất.
► Tham khảo: Hiếu thảo là gì? Vì sao cần phải có phẩm chất này?
Làm sao để sống dĩ hòa vi quý với mọi người?
Khi bạn đã hiểu được đúng nhất ý nghĩa thực sự của câu nói dĩ hòa vi quý là gì? Mọi người thường sẽ tự đặt ra câu hỏi là làm sao để có thể sống đúng với cách mà “dĩ hòa vi quý” hướng đến? Hãy nghĩ đơn giản rằng nó sẽ được thực hiện từ những điều nhỏ bé nhất.
Trước hết là bạn cần phải học cách lắng nghe những ý kiến, quan điểm từ chính đối phương để có thể nắm bắt chính xác nhất câu chuyện toàn phần chứ đừng nhìn nhận mọi thứ dưới cái nhìn mà chỉ cá nhân bạn thấy.
Tiếp đến là học cách phân biệt được đâu là cái đúng, đâu là cái sai để có thể bày tỏ quan điểm lấy hòa nhã làm cái cốt lõi trong mọi cuộc giao tiếp được áp dụng đúng đắn.
Trên đây những nhận định để giúp các bạn có thể phân tích ý nghĩa của câu thành ngữ Dĩ hòa vi quý là gì? Hy vọng rằng cùng với những chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu đúng trọng tâm của câu thành ngữ dĩ hòa vi quý chính là việc sống chan hòa, biết lắng nghe những ý kiến để nhìn nhận mọi vấn đề trên phương diện tích cực, hòa nhã nhất.