7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà kế toán chuyên nghiệp bắt buộc phải biết

Để có thể làm tốt nhiệm vụ mà một kế toán chuyên nghiệp đảm nhận, chắc chắn ai cũng cần phải nắm được 7 nguyên tắc kế toán cơ bản sau đây.

Xem thêm:

Thế nào là 7 nguyên tắc kế toán cơ bản?

Đối với các nhân viên hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp, có những tuyên bố chung được coi là nguyên tắc, là chuẩn mực mà ai cũng bắt buộc phải tuân theo.

Chỉ có tuân theo chỉ dẫn và mực thước đó, nghiệp vụ kế toán của chúng ta mới có thể đạt hiệu quả tối ưu trong từng phần hành, nhằm phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, và đảm bảo tính thống nhất cao khi xây dựng những báo cáo tài chính quan trọng liên quan tới tình hình kinh tế tài chính của doanh  nghiệp.

7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà kế toán chuyên nghiệp bắt buộc phải biết - Ảnh 1
7 nguyên tắc kế toán cần tuân thủ là gì? (nguồn Internet)

Tất cả các tài liệu kế toán đều có quy định rõ ràng về 7 nguyên tắc kế toán cơ bản này lần lượt là:

  • Nguyên tắc phù hợp – Matching
  • Nguyên tắc trọng yếu – Materility
  • Nguyên tắc giá gốc – History cost
  • Nguyên tắc thận trọng – Prudence
  • Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern
  • Nguyên tắc nhất quán – Consistency
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích – Accruals

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cặn kẽ về lý thuyết 7 nguyên tắc kế toán và ví dụ cụ thể khi đi vào từng trường hợp để có thể hiểu biết rõ ràng hơn.

Nguyên tắc phù hợp – Matching

Một trong những yêu cầu cơ bản tối thiểu của nghiệp vụ kế toán gắn liền với nguyên tắc Matching, trong đó, tất cả chi phí và doanh thu khi được ghi nhận phải có sự phù hợp, liên kết lẫn nhau.

7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà kế toán chuyên nghiệp bắt buộc phải biết - Ảnh 2
Bắt buộc phải áp dụng 7 nguyên tắc kế toán vào thực tiễn (nguồn Internet)

Có nghĩa là, khoản chi phí nào đã tạo ra khoản lợi nhuận nào thì cần được thực hiện ghi nhận đồng thời cùng nhau và ngược lại, khoản doanh thu nào dẫn tới sự phát sinh khoản chi phí nào cũng phải được liên kết chặt chẽ với nhau.

Ở đây, nguyên tắc phù hợp có thể thể hiện trong việc ghi nhận doanh thu đi cùng chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, của những kỳ kế toán trong quá khứ, hoặc của kỳ kế toán sau đó.

Nguyên tắc trọng yếu – Materility

Mọi thông tin, số liệu mà nhân viên kế toán cần tiến hành xử lý và thu thập cần đảm bảo tính quan trọng, cần thiết.

Nếu không cung cấp đầy đủ, gây ra sự thiếu sót hoặc sai lầm không đáng có, từ đó ảnh hưởng tới mức độ chính xác của các dữ liệu trong báo cáo tài chính, người dùng báo cáo tài chính là ban quản trị, các cổ đông, nhà đầu tư… sẽ đưa ra những quyết định sai lầm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất sau này.

Đối với những dữ liệu không quá trọng yếu, có ảnh hưởng không lớn và không mang lại nhiều tác dụng quan trọng thì kế toán có thể linh động trong việc thu thập, xử lý, hoặc tổng hợp sao cho đảm bảo có sự tương đồng về chức năng, tính chất.

7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà kế toán chuyên nghiệp bắt buộc phải biết - Ảnh 3
Tuân thủ 7 nguyên tắc kế toán trong mọi nghiệp vụ (nguồn Internet)

Nguyên tắc giá gốc – History cost

Giá gốc mà một đơn vị phải chi trả để sở hữu tài sản đó mới là giá trị cơ bản để ghi nhận tài sản trong sổ sách kế toán.

Ví dụ, một tòa nhà được mua với giá 1 tỷ đồng vào năm 2010, thì luôn ghi nhận với giá 1 tỷ đồng cho dù vào năm 2019, nó đã tăng lên tới 10 tỷ đồng.

Đó là giá trị mà doanh nghiệp chi trả hoặc là giá trị hợp lý của nó tại thời gian kế toán ghi chép. Kế toán không có quyền thay đổi nguyên tắc này.

Nguyên tắc thận trọng – Prudence

Trong mọi nghiệp vụ kế toán, người thực hiện phải luôn giữ sự thận trọng khi đưa ra các phán đoán, cân nhắc và xem xét những nhân tố có liên quan để thực hiện ước tính, dự toán trong trường hợp không có kết luận chắc chắn.

Do đó, kế toán cần ghi nhận các khoản dự phòng không quá lớn, đảm bảo nguyên tắc, không định giá vượt mức so với giá trị thật những khoản thu vào, không định giá quá thấp những giá trị nợ phải chi trả, ghi nhận lợi nhuận và chi phí khi đã được đảm bảo chắc chắn…

7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà kế toán chuyên nghiệp bắt buộc phải biết - Ảnh 4
7 nguyên tắc kế toán và ví dụ để hiểu rõ hơn (nguồn Internet)

Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern

Các dữ liệu tài chính đều cần ghi nhận dựa trên nền tảng là đơn vị đang liên tục hoạt động và kéo dài. Nếu có sự thay đổi khác trong tình trạng hoạt động, kế toán cần áp dụng những nguyên tắc và cơ sở khác cho báo cáo tài chính.

Nguyên tắc nhất quán – Consistency

Lấy ví dụ, công ty A lựa chọn lấy số lượng sản phẩm làm điều kiện khấu hao tài sản cố định, thì cả kỳ kế toán năm đó, tất cả nghiệp vụ hạch toán đều phải tuân theo phương pháp đó.

Sự nhất quán tính theo cả kỳ kế toán năm khiến doanh nghiệp đảm bảo tính thống nhất trong các thông tin tài chính.

Nguyên tắc cơ sở dồn tích – Accruals

Các bút toán thu – chi, nhập – xuất của đơn vị phải được ghi nhận ngay thời điểm phát sinh, chứ không phải thời điểm thu chi, xuất nhập thực tế để đảm bảo tình hình tài chính được phản ánh chính xác tại mọi khoảng thời gian.

Nếu công ty có khoản thu nhập 5 tỷ vào tháng 2, nhưng tháng 4 tiền mới chuyển về, thì kế toán vẫn ghi nhận khoản thu tại tháng 2.

Với thông tin về 7 nguyên tắc kế toán và ví dụ thực tiễn mà https://timviec.com.vn/ chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp người đọc xác định rõ ràng kiến thức và quy trình thực hiện nghiệp vụ, từ đó tìm được việc làm kế toán phù hợp nhất với bản thân.

T.P


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.