4PL là gì? Các quy định trong chiến lược 4PL
Khi quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi dịch vụ logistics phải ngày càng chuyên nghiệp. Đặc là dịch vụ 4PL, cần phải hiểu bản chất để có thể biết được các loại hình dịch vụ. Vậy cụ thể 4PL là gì? Các quy định trong chiến lược 4PL như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
4PL là gì?
4PL là nghĩa là cung cấp dịch vụ logistics thứ 4 hay còn được gọi là chuỗi phân phối, nhà cung cấp logistics chủ đạo. Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng, cơ sở vật chất với các tổ chức khác để hỗ trợ cho việc vận hành, thiết kế và xây dựng các giải pháp chuỗi Logistics.
Giữa 4PL và 3PL có sự liên kết rất chặt chẽ, bởi 4PL được phát triển dựa trên nền tảng của 3PL. Tuy nhiên, 4PL gồm các lĩnh vực hoạt động rộng hơn. 4PL được coi là điểm liên lạc duy nhất, thực hiện các việc như quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL
Xem thêm: 3pl là gì? Chiến lược 3pl trong Logistics doanh nghiệp tại Việt Nam
Các quy định trong chiến lược 4PL
Dưới đây là những quy định rõ hơn về chiến lược 4PL, cụ thể:
Xem thêm: [Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay
- Chiến lược 4PL xuất hiện để đảm bảo được các yếu tố của chuỗi cung ứng đều hướng đến mục tiêu chung
- Nhà cung cấp Dịch vụ Logistics bên thứ tư, trên thực tế không sở hữu tài sản mà làm việc với các nguồn lực với 3PL để lập kế hoạch, quản lý hệ thống Logistics của khách hàng
- 4PL nắm vai trò điều phối viên, cho các dịch vụ như: Xây dựng, thiết kế, thực hiện các giải pháp trong chuỗi cung ứng.
- 4PL được xác định dựa trên nhu cầu của khách hàng và để thành công cần đảm bảo có được chiến lược hợp lý. Gồm: Quản lý tài sản, khả năng lãnh đạo, công nghệ thông tin, khả năng quản lý.
Phân biệt giữa 4PL và 3Pl
Mặc dù đều là dịch vụ logistics và có mối liên quan chặt chẽ nhưng giữa 4PL và 3PL vẫn mang nhiều điểm khác biệt như sau:
4PL | 3PL |
4PL thường sẽ hoạt động theo chiến lược không chỉ đối với chuỗi cung ứng của khách hàng, mà còn đối với sự phát triển của chuỗi cung ứng ấy => Đảm bảo được chuỗi cung ứng phù hợp với tầm nhìn chung của công ty. | 3Pl thì thiên hướng cung cấp các dịch vụ mang tầm chiến thuật. Thường sẽ đi vào một số mắt xích trong chuỗi cung ứng, cung cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng. |
4PL hoạt động dựa trên hợp tác chiến lược với khách hàng thay vì là hoạt động mang tính chiến thuật trong toàn chuỗi cung ứng | 3PL hoạt động mang tính chiến thuật trong toàn chuỗi cung ứng, nguyên liệu từ nhà cung ứng cho đến nhà sản xuất, sau đó sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến phân phối, bán lẻ. |
Đảm nhiệm vai trò quản trị chiến lược, chuyên sâu tại toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Tập trung cải tiến quy trình, vận hành hiệu quả toàn bộ chuỗi cung ứng logistics | Đảm nhận trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu mang tính chiến thuật. |
Lý do doanh nghiệp cần nắm được sự khác nhau giữa 4PL và 3PL?
Dưới đây là một số lý do mà doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ logistics cần biết được những điểm khác nhau từ 3PL và 4PL:
Xem thêm: Inbound logistics là gì? Những thông tin cần nắm rõ
- Đó chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn ra mô hình ứng dụng vào trong thực tế
- Khi thuê công ty 3PL mang đến nhiều điểm có lợi trong chuỗi cung ứng, tuy vậy nhưng hoạt động đó chỉ là mang tính chiến thuật, không phải giá trị cốt lõi của khách hàng
- Theo nhiều nhận định cho rằng, mô hình 3PL giúp giảm chi phí xuống ở mức thấp nhất bằng cách thuê nhưng trái ngược việc quản lý hệ thống Logistics riêng lẻ khiến cho chất lượng giảm, chi phí tăng
- Mô hình 4PL đảm nhận vai trò quản lý tất cả hoạt động chuỗi cung ứng, đây chính là vai trò cốt lõi. Lợi ích của 4PL sẽ có những tác động trên toàn hệ thống, giúp cắt giảm các chi phí hiệu quả. Các doanh nghiệp vận hành theo chiến lược 4PL sẽ có hỗ trợ đắc lực trong hoạt động Logistics
Bài viết trên đây là tổng hợp tất tần tật những thông tin xoay quanh 4PL là gì? Phân biệt giữa 3PL và 4PL. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec bạn sẽ hiểu hơn về dịch vụ logistic này và hỗ trợ tốt nhất trong công việc của mình.